Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/06/2013 - 13:20
(Thanh tra)- Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) cho biết, trung bình mỗi năm xử lý trên 300 vụ vi phạm về chất lượng, giả nhãn hiệu liên quan đến mặt hàng phân bón. Các vi phạm chủ yếu là phân bón kém chất lượng, làm giả nhãn mác của công ty, thương hiệu lớn. Chẳng hạn, muối trộn với phẩm màu thành phân Kali; đất trộn bột đá và một số hợp chất khác thành phân NPK...
Không ít nhà nông đã phải “ngậm đắng nuốt cay” khi mua phải phân bón kém chất lượng. Ảnh: Trần Quý
Những con số trên chỉ phản ánh một phần so với thực tế phân bón giả, kém chất lượng đang tồn tại trên thị trường vì khả năng phát hiện, xử lý tránh sử dụng hàng giả là điều không dễ.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đa số phân bón kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường là phân NPK, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh… Bởi, các loại phân bón này có nhu cầu tiêu thụ lớn, dễ pha trộn nên dễ làm giả hoặc giảm chất lượng và bán với giá rẻ hơn.
Trước vấn nạn phân bón giả hoành hành, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, Vụ Khoa học và Công nghệ… mở các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân nhận biết phân bón giả, kém chất lượng và những tác hại do chúng gây ra... Tuy nhiên, vì ham rẻ hoặc mua phân bón ở những địa chỉ không rõ ràng nên nông dân vẫn mua phải phân bón kém chất lượng về sử dụng.
Trong khi đó, mức xử phạt về hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả chỉ từ 40 - 50 triệu đồng/vụ vi phạm, khiến đối tượng “nhờn thuốc” thường xuyên tái phạm.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) ước tính, số tiền mà nông dân thiệt hại do sử dụng phân bón giả và phân bón kém chất lượng lên đến hàng tỷ đồng/năm, thậm chí nhiều loại cây trồng còn mất trắng do sử dụng phân bón giả.
Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 500 đơn vị sản xuất và khoảng 30.000 doanh nghiệp (DN), đơn vị lớn, nhỏ kinh doanh mặt hàng phân bón. Và, có tới 5.000 loại phân bón có trong danh mục, nhưng cơ quan chức năng thì không thể thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc nên DN nào vi phạm hoặc chất lượng không bảo đảm, cũng không thể lần ra địa chỉ thực của họ. Những bất cập trên khiến nhiều nông dân mua phải sản phẩm phân bón kém chất lượng hoặc hàng giả cũng đành phải chịu vì không biết kêu ai.
Bộ Công thương đánh giá, hiện năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, do chưa liệt vào mặt hàng có điều kiện nên thời gian qua số lượng các DN mọc lên nhanh chóng, trong khi chất lượng lại tỷ lệ nghịch, dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm ra lò nhưng thật, giả lẫn lộn khó kiểm soát.
Lãnh đạo Cục Hóa chất cho biết, dự thảo nghị định mới mà Bộ Công thương đang tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan sẽ đưa mặt hàng phân bón vào danh mục sản xuất có điều kiện. Theo đó, DN phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật như địa điểm, diện tích nhà xưởng, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ phải phù hợp với các loại phân bón sản xuất, có phòng kiểm nghiệm hoặc có hợp đồng liên kết với phòng kiểm nghiệm… Nếu các quy định trong dự thảo nghị định được thực thi sẽ loại bỏ khoảng 60% cơ sở sản xuất phân bón không bảo đảm chất lượng như hiện nay.
Để từng bước quản chặt sản xuất kinh doanh phân bón, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, đề nghị Chính phủ ban hành nghị định cũng như thông tư hướng dẫn Luật Giá của Bộ; xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu phân bón; phối hợp với Bộ Công thương xây dựng các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chất lượng phân bón nhập khẩu.
Khẩn trương xây dựng và đề nghị Chính phủ ban hành nghị định quản lý phân bón thay thế Nghị định 113/2003/NĐ-CP ngày 7/10/2003 và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007; sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…
TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang