Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn để góp phần bảo vệ môi trường bền vững

Hoàng Nam

Thứ tư, 01/11/2023 - 16:54

(Thanh tra) - Sáng ngày 1/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp cùng Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ TN&MT, đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm bên lề “Diễn đàn Thực hành môi trường tốt nhất sẵn có cho các trang trại chăn nuôi hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn”.

Diễn đàn Thực hành môi trường tốt nhất sẵn có cho các trang trại chăn nuôi hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn được tổ chức sáng ngày 01/11/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ảnh: Hoàng Nam

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, vị trí ngành Chăn nuôi rất quan trọng, hàng năm đóng góp 25 - 26% vào GDP của ngành Nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Trong 10 năm qua, duy trì mức tăng trưởng từ 4,5 đến 6%, năm 2022 đạt mức tăng trưởng 5,93%.

Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về số lượng và đứng thứ 6 về sản lượng thịt. Đã từ lâu, ngành Chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Tuy vậy, mỗi năm ngành Chăn nuôi nước ta thải ra gần 70 triệu tấn chất thải và trên 300 triệu m3 nước thải.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải biểu tại  Diễn đàn. Ảnh: Hoàng Nam

Thực tiễn cho thấy, ngành Chăn nuôi đã sự chuyển biến không chỉ ở tốc độ tăng trưởng nhanh, mà còn ở việc xử lý chất thải chăn nuôi tương đối tốt. Thực hiện chuyển đổi khối lượng rất lớn chất thải rắn được xử lý để tái sử dụng, tái sản xuất phục vụ trở lại cho chăn nuôi: Tạo ra khí sinh học, phân bón phục vụ cây trồng, nuôi giun làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản… Như vậy, không chỉ ngành Chăn nuôi phát triển, mà ngành Trồng trọt cũng được hưởng lợi, tạo thành một quy trình khép kín, đồng bộ và bền vững.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi được Chính phủ Hà Lan và Tổ chức SVN hỗ trợ Bộ NN&PTNT thực hiện từ năm 2003 đến năm 2020 với 03 giai đoạn đã mang lại hiệu quả và thay đổi nhận thức rõ rệt trong việc xử lý và tận dụng chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, sản xuất năng lượng tái tạo và xây dựng thị trường khí sinh học thương mại, tín chỉ carbon từ công trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, chuyển đổi xanh hiện nay đang là 1 xu hướng không thể đảo ngược. Ngành Chăn nuôi là một trrong các nguồn phát thải khí nhà kính như khí CH4, CO… có tiềm năng gây nóng lên toàn cầu. Trên toàn thế giới, ngành Chăn nuôi đóng góp từ 14-17% phát thải khí nhà kính, ở Việt Nam, lượng phát thải khí nhà kính đóng góp khoảng 19% trong tổng phát thải của ngành Nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có những vấn đề về quản lý chất thải của vật nuôi chưa được bền vững.

Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT. Ảnh: Hoàng Nam

Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững và đặt ra mục tiêu đạt Net Nero vào năm 2050.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, ông Thắng cho rằng, ngành Chăn nuôi cần có các mô hình, phương thức giám sát việc giảm phát thải khí nhà kính, tiếp cận, áp dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn… từ đó giảm phát thải khí nhà kính, quản lý chất thải theo hướng bền vững.

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam, theo ông Thắng, cần phải thực hiện các giải pháp như: Cần nhìn nhận một cách đầy đủ và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn để thiết kế, xây dựng vận hành các hệ thống chăn nuôi theo hướng tuần hoàn; đánh giá mức độ phù hợp với trình độ quản lý, khả năng đầu tư của chủ trang trại, các loại hình chăn nuôi nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững; cần có sự tham gia của các bên liên quan: Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi đáp ứng các tiêu chí về sử dụng tài nguyên, vật liệu, tiết kiệm năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo như là giảm chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; tăng cường truyền thông về các mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, không chỉ về giải quyết chất thải mà cần phải giảm chất thải về khí nhà kính…

Sự kiện đã thu hút hơn 150 đại biểu đến từ Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, các sở TN&MT, sở NN&PTNT, sở khoa học và công nghệ, chủ trang trại chăn nuôi, các tập đoàn chăn nuôi, các doanh nghiệp xử lý môi trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo, các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ đầu tư, ngân hàng và tổ chức tài chính.

Song song với chương trình hội thảo, triển lãm bên lề với sự tham gia của 14 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ máy phát điện biogas, thiết bị và các sản phẩm xử lý nước thải, chất thải, phân bón hữu cơ và cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo cũng đã được giới thiệu. Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm cùng các trang trại chăn nuôi, đồng thời cũng là cơ hội mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.

Bài và ảnh: Nguyễn Nhị

14:29 22/11/2024
Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm