Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dân đổ xô trồng sầu riêng vì giá cao

Quang Vinh

Thứ ba, 04/06/2024 - 20:47

(Thanh tra) - Nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang có xu hướng bỏ các cây trồng như lúa, mít, cam sành… để trồng sầu riêng vì cây này đang có giá cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) khuyến cáo, tình trạng ồ ạt trồng sầu riêng không theo quy hoạch, dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Người dân thu hoạch sầu riêng. Ảnh: CTV

Diện tích sầu riêng tăng nhanh

Ở Việt Nam, sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên. Trước đây cây sầu riêng chủ yếu trồng nhỏ lẻ, được xem là cây đặc sản chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng tăng rất nhanh và trở thành cây ăn trái chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2023, thống kê của Tổng cục Hải quan, cây sầu riêng được xem là cây tỷ đô vì giá trị xuất khẩu đến tháng 9/2023 đạt sản lượng 1 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu 1,63 tỷ USD.

Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, năm 2023, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước tính đạt 131.000 ha, tăng gần 20% so với năm 2022. Trong đó, nhiều nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 40,4%, tiếp theo là ĐBSCL chiếm 34,6%, miền Đông Nam Bộ chiếm 19,4%...

Ở miền Tây, sầu riêng được trồng ở vùng ven sông Tiền và sông Hậu. Tập trung nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang, tiếp theo là tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP Cần Thơ.

Sự phát triển “nóng” của cây sầu riêng trong những năm qua, vượt quá mức quy hoạch 80.000 ha của Bộ NN&PTNT, đã đặt ra nhiều thách thức.

Báo cáo của Cục Trồng trọt, trong 10 năm qua, diện tích sầu riêng ở miền Tây tăng 20.600 ha (từ 12.600 ha năm 2013 lên 33.200 ha vào năm 2022).

Cũng theo Cục Trồng trọt, do giá sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rất cao, dẫn đến giá thu mua trong nước có thời điểm đạt từ 120.000 - 150.000 đồng/kg.

Trước tình hình giá sầu riêng ở mức cao khiến nông dân chuyển đổi cây trồng như lúa, mít... sang trồng sầu riêng, một số diện tích chuyển đổi không theo vùng quy hoạch của địa phương. Tình trạng này đang gây lo ngại cung sẽ vượt cầu dẫn tới được mùa rớt giá.

Anh Trần Đăng Khoa, ở xã Tân Lập, Tân Thạnh, Long An, cho biết vườn sầu riêng của anh được thương lái mua giá 150.000 đồng/kg.

Gia đình anh Khoa có 3,5 ha đất, trước đây trồng lúa 3 vụ, mỗi năm trừ chi phí, thu về khoảng 100 triệu đồng. Do lợi nhuận thấp, anh chuyển sang trồng một số cây ăn quả khác nhưng không ổn định. Vài năm trở lại đây, sau khi tham quan nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, anh vay vốn ngân hàng chuyển sang trồng sầu riêng.

Bình quân, anh tốn hơn một tỷ đồng cho mỗi ha sầu riêng trồng 150 - 180 gốc. Tới đây, anh Khoa cho hay, sẽ chuyển đổi thêm 2 ha đất lúa của gia đình để mở rộng diện tích sầu riêng.

Cơ quan chức năng khuyến cáo

Tình trạng nông dân ồ ạt trồng sầu riêng cũng phổ biến tại các tỉnh, thành miền Tây như: Cần Thơ, Hậu Giang, với diện tích hàng nghìn ha. Bộ NN&PTNT từng có Đề án "Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2030", quy hoạch diện tích sầu riêng cả nước 65.000 - 75.000 ha. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước đã vượt xa con số 80.000ha và đang còn tăng lên.

Liên quan đến diện tích sầu riêng tăng trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Cục Trồng trọt đã có văn bản gửi đến Sở NN&PTNT các địa phương kiểm tra để tính toán lại diện tích sầu riêng ở những nơi đang được chú ý.

Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo, sao cho kiểm soát được về diện tích trồng sầu riêng và chất lượng cây giống sầu riêng, giúp bà con nông dân tránh được những rủi ro khi phát triển ồ ạt. Cơ quan này cũng đề nghị các địa phương tùy vào điều kiện thực tế, không cần tập trung phát triển ồ ạt diện tích, mà thay vào đó là hoàn thiện từ khâu cây giống, quy trình quản lý chất lượng, để nâng cao năng suất, đảm bảo bán được thị trường cao cấp, với giá bán cao.

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, tình trạng nông dân ở miền Tây ồ ạt trồng các loại cây ăn quả sau đó bị rơi vào vòng luẩn quẩn "được mùa mất giá" từng xảy ra. Trước đây người dân ồ ạt trồng mít Thái rồi phải đốn bỏ vì giá xuống thấp 5.000 đồng/kg, rồi cam sành cung vượt cầu, phải nhờ giải cứu.

Về hiện trạng cây sầu riêng, Viện Cây ăn quả miền Nam khuyến cáo nếu nông dân tiếp tục trồng tự phát, cung vượt cầu sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ quan này cũng kiến nghị, về lâu dài Nhà nước cần có chính sách khống chế diện tích để đảm bảo đầu ra được ổn định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm