Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 04/06/2020 - 22:27
(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại buổi họp báo diễn ra chiều nay (4/6), ngay sau 2 Hội nghị trực tuyến đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó với đại dịch Covid-19, diễn ra thành công tốt đẹp.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại buổi họp báo. Ảnh: LP
Ngày 4/6, với tư cách là Chủ tịch Năm ASEAN 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chủ trì 2 Hội nghị trực tuyến: Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 đặc biệt để bàn về các giải pháp ứng phó những tác động của dịch Covid-19.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hai hội nghị đều đề cập đến những vấn đề lớn và tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo dự báo, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, do vậy, các Bộ trưởng ASEAN và ASEAN+3 đều thống nhất mục tiêu cao nhất - phải tiếp tục đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ trong các chương trình hợp tác về kinh tế - xã hội.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN diễn ra sáng ngày 4/6 đã tập trung thảo luận “Tuyên bố chung của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN và các Hội đồng kinh doanh khác trong khu vực về vấn đề đại dịch Covid-19”, nhằm lắng nghe quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp để khơi thông các luồng thương mại và đầu tư trong khu vực ASEAN.
Các Bộ trưởng tiếp tục hợp tác chặt chẽ để duy trì và tiến tới hồi phục và thúc đẩy chuỗi cung ứng trong khu vực, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác kinh tế thời gian tới.
Thống nhất một số biện pháp quan trọng, đảm bảo dòng luân chuyển và vận chuyển của các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật phẩm y tế và đảm bảo các chuỗi cung ứng được thông suốt giữa ASEAN và các nước đối tác.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đây là thời điểm quan trọng mà kinh tế toàn cầu và kinh tế khu vực phải đối mặt với những yêu cầu về tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đang được thực hiện rất tốt, đến thời điểm này gần 50 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, không có các ca tử vong, các y bác sĩ điều trị rất hiệu quả cho các ca bị nhiễm bệnh cho dù là người Việt Nam hay người nước ngoài. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm của người dân, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo kiên quyết, tích cực, kịp thời của Chính phủ và cơ quan chức năng.
Ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 trực tuyến với các Bộ trưởng Kinh tế của 3 nước đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trên cơ sở các nội dung đã được các nước ASEAN thống nhất và để thể hiện vai trò trọng tâm của ASEAN trong việc duy trì ổn định, hợp tác kinh tế trong khu vực, các nước ASEAN đã cùng 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của ASEAN+3 về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhằm kiềm chế áp dụng các biện pháp không cần thiết có thể ảnh hưởng tới dòng lưu chuyển của hàng hóa thiết yếu, thuốc và vật tư y tế trong khu vực.
Bên cạnh đó, tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cho dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi cung ứng nhưng vẫn đảm bảo các biện pháp hạn chế nhằm mục đích phòng, chống dịch Covid-19; khuyến khích việc xây dựng các hướng dẫn cho phép di chuyển của thương nhân qua biên giới mà không làm ảnh hưởng đến các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
Đồng thời, nỗ lực tận dụng hiệu quả Quỹ Dự trữ gạo ASEAN+3 và tìm kiếm khả năng phát triển kho dự trữ vật tư thiết bị y tế thiết yếu; hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tận dụng công nghệ và thương mại số; thúc đẩy hợp tác hải quan để tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa ở cửa khẩu.
“Việc các nước ASEAN+3 thông qua Tuyên bố chung và chuẩn bị Kế hoạch hành động cụ thể cho thấy rõ hơn sự đồng thuận và hợp tác của ASEAN với 3 nước đối tác lớn trong khu vực với tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” nhằm ứng phó với dịch Covid-19 cũng như sẵn sàng đối mặt với các thách thức khác trong tương lai”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.
Nhật Vượng
17:32 12/12/2024(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh