Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa quản được chất lượng thực phẩm

Thứ hai, 04/04/2011 - 11:47

(Thanh tra) - Ông Phạm Văn Đức, Chi Cục trưởng QLTT TP. Hồ Chí Minh cho biết, tình trạng thực phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường thành phố diễn biến ngày càng phức tạp, phần lớn vi phạm là buôn bán, vận chuyển, chứa trữ thực phẩm không có chứng từ hóa đơn, không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu.

Thưa ông, QLTT TP. Hồ Chí Minh đã làm gì trước tình trạng các loại thực phẩm kém chất lượng ngày càng gia tăng?

_Trong năm 2010 và quý I/2011, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh, QLTT TP đã quyết liệt  thực hiện khâu kiểm tra kiểm soát thị trường. Trong đó, chú trọng kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm về hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ nguồn gốc, chứng nhận chất lượng sản phẩm, chứng nhận kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y, quy định về đo lường, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Phần lớn vi phạm là buôn bán, vận chuyển, chứa trữ thực phẩm không có chứng từ hóa đơn, không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Vi phạm nhiều nhất là ghi nhãn không đủ nội dung bắt buộc. 

Ông Phạm Văn Đức: “Trước tình hình thực phẩm kém chất lượng chưa được kiểm soát tốt như hiện nay, người tiêu dùng bất an là có cơ sở.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay khó quản, vì phần lớn vi phạm thuộc hộ kinh doanh nhỏ, cố định và người bán thức ăn đường phố. Thực phẩm vi phạm kiểm tra thời gian qua thường là dạng đóng gói sẵn như đường, sữa, bánh, kẹo, mứt, thực phẩm khô như nho khô, táo khô, nấm khô.
Thực phẩm nhập lậu chứa nhiều nguy cơ chiếm thị phần rất lớn. Các biện pháp chế tài đối với người vận chuyển hàng nhập lậu còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.Việc kiểm tra, phát hiện thực phẩm kém chất lượng chưa phát huy tác dụng do thiếu đồng bộ với hệ thống kiểm định phân tích mẫu (chỉ dựa trên tiêu chuẩn công bố của cơ sở)”.

Đối với thực phẩm nhập khẩu, tình hình thực hiện quy định phải có nhãn phụ tiếng Việt đã chuyển biến khá tích cực, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp chưa thực hiện khi đưa hàng ra lưu thông, có trường hợp cửa hàng mua về bán thì có dán nhãn phụ, nhưng về gỡ ra để không cho người mua biết thông tin địa chỉ công ty nhập khẩu (sợ mất mối).

Các cơ quan chức năng quyết liệt kiểm tra, xử lý nhưng an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn gây bất an cho người tiêu dùng là do đâu thưa ông?

_Chức năng, nhiệm vụ của QLTT là kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp, chống hàng lậu, hàng giả, phát hiện xử lý gian lận thương mại, không phải là đơn vị chuyên về kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng có liên quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Nhân lực QLTT làm công việc kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm phải phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế quận huyện. Không có trang thiết bị cho kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ trích mẫu thực phẩm kiểm tra đưa đi kiểm nghiệm. Thành phố không có kho lạnh riêng để tạm giữ thực phẩm, nông sản kiểm tra chờ xử lý, phải đi thuê kho tốn chi phí cho nên hạn chế kiểm tra (thực phẩm tươi sống).

Thẩm quyền xử phạt tiền của chi cục trưởng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện nay tối đa 20 triệu đồng, trong khi đó Chánh Thanh tra cấp sở là 30 triệu đồng, nên một số vụ việc vượt thẩm quyền của chi cục trưởng QLTT phải chuyển cho UBND TP xử lý.

Nghị định 45 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành ngày 05 tháng 4 năm  2005 đến nay không phù hợp với tình hình thực tế. Mức phạt theo hành vi, không theo giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm,  không phân biệt hộ kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp, nếu áp dụng đối với hộ buôn bán nhỏ thì không khả thi, trong khi phần lớn vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm phần lớn là hộ kinh doanh.

Để kiểm soát triệt để thực phẩm kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường, có phải lực lượng kiểm tra đang thiếu công cụ trong kiểm tra, xử lý?

_Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, vì thế theo tôi cần sớm có Nghị định riêng của Chính phủ quy định về

“Thực phẩm kém chất lượng, thậm chí gây độc hại trực tiếp đến sức khỏe ngày càng tăng cao.”

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Để kết quả kiểm tra, xử lý hiệu quả, cần sớm sửa đổi pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nhằm bổ sung, tăng thẩm quyền xử phạt của các cơ quan chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường lên mức tối đa như Chủ tịch UBND quận, huyện, và Thanh tra chuyên ngành cấp sở.

Mặt khác cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới, kiểm soát hải quan, nâng cao biện pháp xử phạt đối với người vận chuyển và buôn bán hàng hóa là thực phẩm nhập lậu. Quy định mức kinh phí phù hợp cho cơ quan kiểm tra trong việc kiểm định mẫu, hoặc tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng. Tăng cường phối hợp từ Ban quản lý các chợ, Trung tâm thương mại, Công an cấp cơ sở dựa trên sự phân định trách nhiệm, cùng với các phương tiện thông tin đại chúng, các hiệp hội tham gia để phát huy sức mạnh tổng lực nhằm thiết lập trật tự, kỹ cương trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

               Thái Bảo thực hiện

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất