Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cẩn trọng trước vòng xoáy “lạm phát cao, tăng trưởng thấp”

Thứ tư, 22/05/2013 - 22:35

(Thanh tra)- Để giải quyết vấn đề lạm phát cao ở Việt Nam không có nghĩa là có thể đưa ngay lạm phát xuống mức thấp bằng mọi giá mà phải có chiến lược đồng bộ với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và năng suất lao động xã hội. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu khoa học tại Hội thảo khoa học “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” do Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức ngày 21/5 tại Hà Nội.

Phải có sự hài hòa giữa tăng trưởng và lạm phát. Ảnh: Trần Quý

Theo TS Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính - Tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển, chu kỳ vòng xoáy tăng trưởng thấp và lạm phát cao ở Việt Nam được lặp đi lặp lại trong suốt cả thời kỳ từ trước đến nay với chu kỳ ngày càng rút ngắn. Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, hình thành vòng xoáy 3 năm 1 lần theo đúng quy luật lạm phát 2 năm tăng, 1 năm giảm.

Kết quả thực nghiệm bằng các mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam của Học viện Chính sách và Phát triển cho thấy, lạm phát tác động tới tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Khi lạm phát quá cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Ngược lại, những cú sốc về tăng trưởng có thể làm tăng lạm phát nhưng xu hướng trong dài hạn, ít hơn trong ngắn hạn. Nghĩa là, muốn tăng trưởng cao tất yếu phải chấp nhận lạm phát ở mức độ nhất định nào đó.

“Trong điều kiện suy giảm kinh tế, doanh nghiệp quá khó khăn như hiện nay thì nên ưu tiên tăng trưởng để đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng XI là 7 - 7,5%/năm và Nghị quyết số 10/2011/QH là 6,5 -7%/năm phải chấp nhận lạm phát ở ngưỡng tối ưu trong giai đoạn 2013 - 2015 là 7 - 7,5%. Để hài hòa giữa tăng trưởng và lạm phát trong thời điểm hiện nay phải tái cấu trúc hệ thống tài chính trước một bước, sau đó mới tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nợ công. Nếu tái cơ cầu đồng thời tất cả các lĩnh vực kinh tế theo kiểu ‘trăm hoa đua nở” thì hiệu quả thấp và kéo dài do các hệ thống vô hiệu hóa, triệt tiêu tác dụng lẫn nhau” - TS Nguyễn Thạc Hoát khuyến nghị.

TS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Chiến lược Ngân hàng, cho rằng, hiện tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ngưỡng hiệu quả cho lạm phát. Vì vậy, để có thể kiểm soát và phát huy tính tương hỗ trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng một cách có hiệu quả, không để lạm phát trở thành vấn đề bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng trong dài hạn thì cần thiết phải có những nghiên cứu bài bản, xây dựng mô hình tính toán và dự báo được ngưỡng hiệu quả cho lạm phát, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng bền vững trong mỗi giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, để giảm sức ép lên lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, cần tập trung thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

“Kiểm soát lạm phát phải được được đặt trong bối cảnh bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Lạm phát được kiểm soát ở một tỷ lệ thích hợp cũng góp phần tạo động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lạm phát quá cao hay quá thấp đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Muốn đạt được mức tăng trưởng cao trong trung và dài hạn thì trong ngắn hạn phải ổn định nền kinh tế, đầu tư nâng cao trình độ lao động, đổi mới phương thức lao động, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo tiền đề cho tăng trưởng sau này”, TS Nguyễn Thị Kim Thanh cảnh báo.

PGS.TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, chính sách chiến lược để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là phải bảo đảm giữ tỷ lệ thâm hụt ngân sách hợp lý, khuyến khích tăng cung ở các khu vực cung còn yếu kém. Đồng thời, phải có sự kết hợp hiệu quả giữa các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách cơ cấu và chính sách xuất nhập khẩu. Trong đó, chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ có thể tạm thời ngăn chặn được lạm phát.

Quan điểm chính sách tăng trưởng và lạm phát hiện nay của Việt Nam theo định hướng “tăng trưởng cao, lạm phát thấp” là đúng đắn, nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, nếu bằng mọi giá phải đạt được đồng thời cả 2 mục tiêu này thì Việt Nam sẽ lại rơi vào vòng xoáy lạm phát cao, tăng trưởng thấp.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất