Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ bảy, 09/05/2020 - 22:18
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 9/5.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp. Ảnh: MK
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp dẫn đến có rất nhiều khó khăn và áp lực đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như đối với phát triển kinh tế đất nước. Dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực không chỉ vượt qua khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội đối với người dân, người lao động.
“Chúng tôi đánh giá rất cao những tinh thần này của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Dịch bệnh diễn biến phức tạp và ngày càng khó lường vì vậy trong giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi ta phải có tâm thế mới, ứng phó mới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ngay từ đầu dịch bệnh, Bộ Công thương đã chủ động thực hiện nhất quán và kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tháo gỡ khó khăn và phòng chống dịch bệnh có hiệu quả theo đúng mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Hàng loạt giải pháp của Bộ Công thương cùng cách bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã phát huy được hiệu quả đóng góp cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì chuỗi cung ứng, nguồn cung cho sản xuất trong nước cũng như công tác khai thông thị trường, bảo đảm sản xuất của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với bối cảnh mới, Bộ Công thương đề xuất 5 nội dung giải pháp về công tác tháo gỡ khó khăn cho phát triển thị trường nhằm bảo đảm nguồn cung cho sản xuất trong nước và đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Thứ nhất, trọng tâm quan trọng là phải rà soát, đánh giá và bám sát thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực đặc thù để xác định rõ thách thức, áp lực, yêu cầu nhằm tiếp tục tồn tại vượt qua khó khăn. Bộ Công thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành và các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để rà soát đánh giá thực trạng, cũng như khả năng thẩm thấu các gói hỗ trợ và các chính sách, cơ chế của Chính phủ để đánh giá mức độ, yêu cầu và hiệu quả của điều hành Chính phủ trong thời gian tới.
Thứ hai, tiếp tục hỗ trợ cụ thể hơn cho doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa cắt giảm điều kiện kinh doanh, hoan thiện hệ thống pháp luật để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hoạt động đầu tư sản xuất. Đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến sẽ tiếp tục được đưa lên cấp độ 3 và cấp độ 4 ngay trong năm 2020.
Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong giai đoạn sau của Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục được thực hiện ngay trong năm 2020, hay Chính phủ điện tử, cấp C/O điện tử cũng như các thủ tục khác để hỗ trợ, minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ ngay.
Thứ ba là cần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, coi đây là nền tảng quan trọng để tạo thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế năm 2020 như khơi thông thị trường thông qua thương mại điện tử và hạ tầng thương mại; rà soát cùng địa phương để tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thương mại, tạo kích cầu lớn hơn, tạo động lực lớn hơn cho tăng trưởng phục vụ phát triển thị trường trong nước; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hiệu quả hơn nữa bằng việc tập trung quyết liệt cho những địa bàn, mặt hàng đang là điểm nóng; và phát triển thông qua gói kích cầu tập trung cho một số ngành hàng có nhu cầu và tiềm năng phát triển, đặc biệt gắn với đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Công thương sẽ tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các hiệp hội ngành hàng xây dựng các gói chính sách để báo cáo Thủ tướng.
Thị trường ngoài nước cũng được đặc biệt quan tâm trọng điểm trong nửa cuối năm 2020, như là một điểm nhấn tạo nên sức bật cho kinh tế của Việt Nam và cho thương mại, trong đó Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN… sẽ là những thị trường trọng điểm cần có những khung khổ tổng thể để thực hiện phát triển nửa cuối năm 2020.
Bộ Công thương cũng đang xây dựng các đề án cụ thể phát triển cho từng khu vực, thị trường, ngành hàng ngay khi Covid-19 được kiểm soát và khống chế thành công trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng cũng là cơ hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay; tập trung khai thác các hiệp định thương mại tự do, các khung khổ hợp tác để xây dựng các chuỗi cung ứng mới thông qua các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư, liên kết đầu tư với các đối tác lớn trong hàng loạt các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo.
Tiếp tục khai thác lợi thế từ các hiệp định với EU, CPTPP, RCEP (dự kiến hoàn tất và ký kết cuối năm nay) để tiếp tục hoàn thiện các khung khổ hợp tác với các chuỗi cung ứng này, với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các khung chính sách thúc đẩy các cơ chế liên kết trong chuỗi cung ứng và tạo ra chuỗi cung ứng cả trong nước và quốc tế; triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về công nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về năng lượng, Nghị định 111 về công nghiệp hỗ trợ…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.
Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý