Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ NN-PTNT đề xuất cơ chế đặc thù cho việc sử dụng vốn vay nước ngoài

Hoàng Nam

Thứ sáu, 23/08/2024 - 14:58

(Thanh tra) - Sáng ngày 23/08/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tổ chức cuộc họp về thí điểm cơ chế đặc thù cho Dự án Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Cần có cơ chế đặc thù để khơi thông nguồn vốn vay nước ngoài, đáp ứng kịp tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TTM

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở đồng bằng Sông Cửu Long (Đề án) được triển khai tại 12 địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long, dự kiến sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 từ 2024 - 2025, có nhiệm vụ củng cố 180 ngàn ha của Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Giai đoạn 2, từ 2025 - 2030, mở rộng thêm 820 ngàn ha tập trung đầu tư cho những vùng diện tích mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định.

Theo dự kiến đến năm 2030, Đề án sẽ cần khoảng 3 tỷ USD, trong đó, 1 tỷ USD là từ nguồn vốn vay nước ngoài. WB sẵn sàng tham gia với nguồn vốn dự kiến khoảng 330 triệu USD.

Theo Bộ NN-PTNT, cần có cơ chế đặc thù để khơi thông nguồn vốn vay nước ngoài, đáp ứng kịp tiến độ triển khai Đề án, đảm bảo được tính đồng bộ, hỗ trợ tốt cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, phù hợp với yêu cầu của đối tác.

 Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đây là dịp để các bên có liên quan đến Đề án có cơ hội cùng làm việc, cùng lắng nghe, cùng chia sẻ và đưa ra các giải pháp; làm rõ một số vấn đề để sớm hoàn thiện tờ trình về vấn đề này để gửi Chính phủ.

“Các bên cần làm việc để xác định rõ thế nào là đặc thù, khi áp dụng cơ chế đặc thù đó thì sẽ vướng mắc ở đâu so với cơ chế hiện hành, từ đó mới đưa ra được giải pháp” - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Theo đánh giá, về hiệu quả môi trường, Đề án khi được triển khai sẽ giúp giảm sử dụng nước, giống, phân, thuốc, phát thải, qua đó góp phần thực hiện cam kết giảm 30% phát thải vào năm 2030 và net zero vào năm 2050.

Qua buổi làm việc, Bộ NN-PTNT kiến nghị Bộ Tư pháp hỗ trợ hướng dẫn quy trình, thủ tục đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án sử dụng vốn vay nước ngoài để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua.

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành liên quan đều bày tỏ sự ủng hộ đối với Đề án; đồng thời cũng đưa ra một số vấn đề để cùng thảo luận, tìm cách tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh các nội dung đầu tư để phù hợp, thuận lợi hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé

Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé

(Thanh tra) - Vừa qua, tại Thái Bình, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.

Uyên Phương

16:56 25/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm