Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/08/2011 - 08:45
(Thanh tra)- Bản chất báo cáo năm nay mang tên “Nền kinh tế trước ngã ba đường” của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội) thể hiện Việt Nam đang đứng trước các lựa chọn khó khăn về mô hình tăng trưởng kinh tế (sáng tạo - đổi mới hay tiếp tục sử dụng nhiều vốn) và điều hành chính sách vĩ mô (tăng trưởng nhanh hay bền vững) trong thập kỷ tới.
Báo cáo đề xuất, nếu coi tập đoàn Nhà nước vẫn cần chi phối một số lĩnh vực kinh tế, nên xây dựng theo hướng nâng đỡ khu vực tư nhân
Đại diện cho 12 nhà nghiên cứu trẻ (đa số nhận bằng TS kinh tế tại Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Chính sách Nguyễn Đức Thành đánh giá: Ngay từ đầu năm 2011, bất ổn kinh tế vĩ mô rất rõ ràng. Lãi suất tăng cao. Môi trường tài chính biến động lớn thể hiện sự bối rối của nền kinh tế cũng như điều hành lãi suất.
NH thương mại - tâm điểm rủi ro
Báo cáo phân tích, tâm điểm của nguy cơ rủi ro kinh tế vĩ mô trong trung hạn nằm ở khu vực ngân hàng (NH) thương mại: Lãi suất tăng cao, sử dụng quá nhiều thế chấp là bất động sản... Khu vực này đang chịu áp lực rủi ro từ 2 khu vực lớn khác là doanh nghiệp (DN Nhà nước với những tiềm ẩn rủi ro tài chính đóng vai trò chủ chốt) và thị trường tài sản (bất động sản với giá cả kìm giữ ở mức cao, trong thời gian dài tích tụ những nguy cơ tiềm tàng). Ba khu vực này lại bị định hình bởi mô hình tăng trưởng cơ bản dựa trên mở rộng đầu tư.
Nhóm nghiên cứu nhận định, hậu quả là, Việt Nam đang dần lún sâu vào quỹ đạo điển hình của một nền kinh tế hàm chứa rủi ro khủng hoảng NH gắn liền với rủi ro khủng hoảng tiền tệ. “Việt Nam cần xây dựng lộ trình rõ ràng gồm nhiều giai đoạn nhằm tái lập những cân đối căn bản trong nền kinh tế, tâm điểm ưu tiên là cân đối tài khóa và cải cách hệ thống tài chính. Đồng thời, cần một sự thận trọng trong lộ trình hướng tới tự do hóa tài khoản vốn”, TS Nguyễn Đức Thành khuyến nghị. Nhóm nghiên cứu còn đề xuất, thay vì theo đuổi tốc độ tăng trưởng, Chính phủ hướng tới các biến số có thể kiểm soát được như lãi suất, cân bằng ngân sách.
Đẩy nợ công cho dân “gánh”
Nhóm tác giả nhận xét, sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi không minh bạch số liệu nợ công đang tăng nhanh, lần lượt vượt mức 30% và 50% GDP. Đặc biệt, gánh nặng nợ bằng ngoại tệ của Chính phủ đang được san sẻ sang người dân thông qua “thuế” lạm phát trên 10%/năm.
TS Nguyễn Đức Thành nhận định: Chính phủ phải áp dụng kỷ luật tài khóa rất chặt chẽ, thắt chặt chi tiêu công quyết liệt trong 1 thập kỷ tới nhằm giảm thâm hụt ngân sách và tránh nợ công gia tăng.
Phân tích chính sách chống lạm phát 10 năm gần đây, nhóm nghiên cứu nhận xét “cơ bản là thụ động, thắt chặt tiền tệ chỉ thực hiện khi lạm phát đã xảy ra vài tháng”, ký ức của người dân về vấn đề này quá sâu đậm. Do đó, việc thực hiện chính sách chống lạm phát phải rất kiên nhẫn. Chính phủ cần tăng uy tín trong việc cam kết chống lạm phát, trước hết giữ được mức lạm phát thấp trong 6 tháng nhằm lấy lại niềm tin của công chúng.
Thu hẹp DN Nhà nước
“Chúng tôi dự báo nền kinh tế 2011 tương đối bi quan do hệ quả của điều hành chính sách vĩ mô bằng mệnh lệnh hành chính của những năm trước”, TS Nguyễn Đức Thành đưa ra 2 kịch bản. Nếu thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11, lạm phát khoảng 15,3%, tăng trưởng GDP 6,2%. Kịch bản thứ hai (lo ngại sẽ xảy ra): Đến quý III, Chính phủ hết kiên nhẫn trước sức ép của DN, dư luận nên nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến lạm phát tăng 18,2%. GDP tăng trên 6,5% song hiệu ứng tăng trưởng không còn đáng kể vì bất ổn trong 2011 tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng!
Nhóm nghiên cứu cho rằng, cách phòng ngừa rủi ro vĩ mô hữu hiệu nhất trong tương lai là Chính phủ thu hẹp khu vực DN Nhà nước. Đồng thời, thay đổi tư duy cho rằng các tập đoàn Nhà nước sẽ là trụ cột phát triển kinh tế trong lâu dài. Một trong những kỷ luật tài khóa cần xây dựng là tách bạch dần hoạt động của NH Nhà nước khỏi ảnh hưởng trực tiếp của Chính phủ, chủ yếu nhằm giảm thiểu khả năng Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách thông qua việc tạo tiền…
Trịnh Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà