Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chia sẻ kinh nghiệm để đối phó với những thách thức liên quan đến phòng, chống tham nhũng

Thái Hải

Thứ hai, 07/10/2024 - 17:08

(Thanh tra) - Tại buổi hội đàm giữa Thanh tra Chính phủ (TTCP) Việt Nam và Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập, ngày 7/10, TTCP đã có những chia sẻ về công tác kê khai tài sản, thu nhập tại Việt Nam. Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy chủ trì cuộc hội đàm.

Toàn cảnh hội đàm. Ảnh: TH

Trình bày tại hội đàm, ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực cho biết, kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quy định tại Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật PCTN về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo quy định của luật, TTCP kiểm soát TSTN của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người có nghĩa vụ kê khai TSTN thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Đồng thời, TTCP có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN trong phạm vi cả nước.

Đoàn Đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự hội đàm. Ảnh: TH

Tại Việt Nam, Luật PCTN quy định 4 nhóm người có nghĩa vụ kê khai TSTN, bao gồm: Cán bộ, công chức; sĩ quan công an Nhân dân; sĩ quan quân đội Nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Ngoài ra, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP quy định chi tiết các vị trí làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc diện phải kê khai hàng năm bao gồm: Chấp hành viên; điều tra viên; kế toán viên; kiểm lâm viên; kiểm sát viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm soát viên thị trường; kiểm toán viên; kiểm tra viên của Đảng; kiểm tra viên hải quan; kiểm tra viên thuế; thanh tra viên; thẩm phán.

Cũng theo Luật PCTN quy định, TSTN phải kê khai là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai.

Luật quy định, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập. Ảnh: TH

Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử; bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, HĐND phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trước khi bầu, phê chuẩn.

Ông Cảnh cho biết, cơ quan kiểm soát TSTN của Việt Nam sẽ xác minh TSTN khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai TSTN không trung thực; có biến động tăng về TSTN từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; có tố cáo về việc kê khai TSTN không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo; thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh TSTN hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên.

Hoặc có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền như Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Thường trực HĐND; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện; Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác.

“Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan kiểm soát TSTN đã tích cực thực hiện các quy định về kiểm soát TSTN. TTCP đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc về công tác kiểm soát TSTN, qua đó tiếp tục phổ biến, quán triệt các quy định về kiểm soát TSTN; trao đổi những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời tham mưu cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả kiểm soát TSTN” - ông Cảnh nói.

Hai cơ quan chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TH

Tại hội đàm, phía Ai Cập đã có những trao đổi, làm rõ thêm những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác PCTN của Việt Nam và chia sẻ thêm những bài học trong công tác PCTN tại Ai Cập, nhất là hoạt động kê khai TSTN.

Phát biểu kết luận hội đàm, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy cảm ơn Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập đã có những ý kiến chia sẻ chân thành, những tình cảm tốt đẹp, cùng những thông tin, kinh nghiệm về công tác PCTN ở Ai Cập cho cơ quan thanh tra Việt Nam.

“Tôi tin tưởng rằng với quyết tâm và cam kết của cả hai bên, quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan sẽ tiếp tục tăng cường, đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần vào xây dựng Nhà nước trong sạch, tạo điều kiện cho phát triển xã hội bền vững ở mỗi nước”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Sau buổi làm việc này, theo chương trình, đoàn có nhiều hoạt động thăm và làm việc tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Phó Tổng Thanh tra chúc các hoạt động của đoàn tại Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt, thành công tốt đẹp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm