Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/01/2018 - 08:58
(Thanh tra) - Trong gần chục năm qua, người dân tại quận Bắc Từ Liêm liên tục khiếu nại, thậm chí kiện ra tòa để đòi quyền lợi chính đáng cho mình trong khi các cơ quan chức năng của TP Hà Nội dường như trả lời theo kiểu cho có, không rõ kết quả.
Từ năm 2011 TP đã chấp thuận chủ trương thực hiện việc đền bù, tái định cư cho người dân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao 80m2 đất ở nhưng đến nay vẫn không thấy đâu. Ảnh: ND
Để thực hiện Dự án xây dựng nhà ga Đề - pô xe điện Nhổn (thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm) tại xã Tây Tựu (nay là phường Tây Tựu), tháng 12/2007, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (cũ) có các quyết định thu hồi đất của người dân tại phường này.
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Điều 48, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 của Chính phủ, “các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ bồi thường đất ở hoặc nhà tái định cư”.
Theo danh sách mà ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND phường Tây Tựu ký ngày 27/9/2014, trong số 120 hộ dân có đất bị thu hồi có tới 86 hộ gia đình có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 30% sẽ được giao 80m2 đất dịch vụ.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất, ngày 16/9/2011, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 7911/UBND-KHĐT chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại vị trí DD1, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm với diện tích là 1,65 ha và tổng vốn (dự kiến) là hơn 52 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố cấp.
Văn bản này cho biết là đã sơ bộ phân lô các hộ dân.
Thực hiện chủ trương của TP, ngày 31/10/2012, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã có Quyết định số 8231/QĐ-UBND phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án xây dựng khu tái định cư này với diện tích đất thu hồi đã tăng lên 17.947,3m2. Kế hoạch thực hiện từ quý IV/2012 - quý II/2013.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một người dân nào trong những người đủ điều kiện vẫn chưa được nhận 80m2 đất dịch vụ theo quy định. Điều này khiến cho người dân đặt câu hỏi: Diện tích đất và số tiền TP đồng ý trong Văn bản 7911 ngày 16/9/2011 kia bây giờ đang ở đâu?
Mới đây, ngày 25/12/2017, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 12347 về việc UBND quận Bắc Từ Liêm đề nghị xem xét chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án Đề - pô xe điện thuộc Dự án tuyến đường sắt thí điểm TP. Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) đã nêu: UBND TP. Hà Nội nhận được Văn bản số 4859 ngày 24/11/2017 của UBND quận Bắc Từ Liêm đề nghị xem xét chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án Đề - pô xe điện thuộc Dự án tuyến đường sắt thí điểm TP. Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Về việc trên, đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo giao Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) TP chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, hướng dẫn UBND quận Bắc Từ Liêm thực hiện theo quy định; đề xuất báo cáo UBND TP những nội dung vượt thẩm quyền.
Trong Thông báo tiếp công dân số 49 ngày 13/12/2017 của UBND quận Bắc Từ Liêm người dân đã đề nghị được cung cấp Văn bản số 4859 ngày 24/11/2017 của UBND quận Bắc Từ Liêm thì được quận trả lời “Văn bản số 4859 là văn bản nội bộ, UBND quận không có trách nhiệm cung cấp cho công dân”.
Tính đến Văn bản 12347 thì đã là văn bản thứ 4 mà TP chỉ đạo nhưng với nội dung không có gì khác từ Văn bản số 941 ngày 27/8/2015, Văn bản 8154 ngày 25/11/2015 và Văn bản số 6337 ngày 5/7/2017của UBND TP Hà Nội chỉ đạo về việc này.
Và sự việc vẫn không có gì thay đổi có khác là số văn bản và ngày ký văn bản trong khi người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi quyền lợi chính đáng của mình.
Theo quy định thì thời điểm quyết định thu hồi đất này sẽ không được giao 80m2 đất ở như trước đó nhưng vẫn được quận Bắc Từ Liêm giao không đúng quy định.
Áp dụng pháp luật “bừa bãi”?
Tại Kết luận số 76/KL - UBND ngày 6/10/2017 của Chủ tich UBND TP Hà Nội về kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Kim Vinh, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm có nêu:
Dự án Đề - pô xe điện Nhổn (thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm do Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội phối hợp với UBND huyện Từ Liêm (cũ) triển khai công tác GPMB từ năm 2006 (đến ngày 31/12/2007 phê duyệt 229/290 hộ; từ tháng 1 đến tháng 3/2014 phê duyệt 61/290 hộ) và trải qua nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ và GPMB.
Từ năm 2006 đến 1/7/2007 thì thực hiện theo Nghị định 197 ngày 3/12/2004 của Chính phủ và Quyết định số 26 ngày 28/2/2005 của UBND TP Hà Nội thì chưa có quy định về việc giao 80m2 đất dịch vụ đối với hộ gia đình bị thu trên 30% đất nông nghiệp.
Từ ngày 2/7/2007, Nghị định 84 ngày 25/5/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, trong đó quy định về việc thu hồi trên 30% đất nông nghiệp sẽ được giao đất ở, mức đất được giao do UBND cấp tỉnh quy định.
Tuy nhiên, đến ngày 9/6/2008 UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định số 33/2008/QĐ - UBND (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2008) quy định cụ thể đối với hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp sẽ được giao 80m2 đất ở.
Do đó, từ ngày 2/7/2007 đến ngày 31/12/2007 là khoảng thời gian UBND TP Hà Nội chưa ban hành quyết định để thực hiện Nghị định 84 của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đến đây người dân mới thắc mắc là Nghị định của Chính phủ có tính pháp lý hay quyết định của UBND TP Hà Nội có tính pháp lý và người dân phải thực hiện theo văn bản nào?
Ở vụ việc tương tự, người dân phường Tây Tựu đã có đơn gửi Bộ Tư pháp xem xét và Bộ Tư pháp đã trả lời rằng việc TP Hà Nội áp dụng như vậy là không đúng và yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tự kiểm tra, xử lý nội dung không phù hợp và thông báo kết quả xử lý theo quy định của Chính phủ.
Kết luận Thanh tra số 76 thì nêu: Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 30/6/2014, theo chính sách tại Nghị định số 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Quyết định số 108 ngày 29/9/2009 của UBND TP Hà Nội không còn quy định hộ gia đình bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao 80m2 đất ở.
Quy định nói vậy, nhưng tại Quyết định số 16709 ngày 14/12/2010 của UBND huyện Từ Liêm về việc thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn Trung, xã Tây Tựu (cũ) và tại Quyết định số 897 ngày 28/1/2011 về phê duyệt điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết thì vẫn “hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng hình thức giao đất ở (một lần) khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ là 80m2” cho hộ ông Xuân.
Quyết định 3504 ngày 15/6/2009 của UBND huyện Từ Liêm về việc thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ ông Nguyễn Văn Thu cũng ở thôn Trung, xã Tây Tựu và tại Quyết định số 896 ngày 28/1/2011 về phê duyệt điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết thì hộ ông Thu cũng được giao 80m2 đất ở.
Ở đây, quyết định thu hồi đất có trước và quyết định phương án bồi thường có sau thì được quận Bắc Từ Liêm tính theo thời điểm quyết định thu hồi đất có hiệu lực pháp luật để áp dụng. Thậm chí như Quyết định số 16709 thì không còn quy định được giao 80m2 đất ở nhưng quận Bắc Từ Liêm vẫn cứ giao trái quy định.
Còn trước đó, các hộ dân phường Tây Tựu đang khiếu nại về việc họ được nhận quyết định phương án đền bù trước và quyết định thu hồi đất sau. Quyết định thu hồi đất của họ vào thời điểm Nghị định 84/2007 đã có hiệu lực thì quận Bắc Từ Liêm và TP Hà Nội phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho người dân nhưng đã bị bác với lý do trên.
Điều này là phù hợp vì trước đó, trong Văn bản số 225 ngày 6/4/2016 của Ban Chỉ đạo GPMB TP Hà Nội về xem xét việc UBND quận Bắc Từ Liêm đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình khi thu hồi đất thuộc giai đoạn 1 - khu Đề pô tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội (Nhổn - ga Hà Nội) đã khẳng định: “Liên ngành thống nhất, về pháp lý, theo quy trình thực hiện GPMB, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ được ban hành sau quyết định thu hồi đất. Các hộ dân được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định định cư tại thời điểm thu hồi đất”.
“Các cơ quan chức năng cứ lập luận theo kiểu “vô tội vạ”để áp dụng pháp luật như thế này thì quyền lợi của người dân cũng cứ “lơ lửng” ở trên trời không biết bao giờ mới rơi” - một người dân phường Tây Tựu bức xúc.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngay sau khi Báo Thanh tra đăng tải bài viết “Hà Nội: Nỗi lo ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân tại quận Long Biên”, UBND phường Đức Giang đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại ngõ 67 phố Đức Giang chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc di chuyển ra khỏi khu vực.
Thanh Hoa
11:21 11/11/2024(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.
Khánh Anh
15:00 04/11/2024Lê Hữu Chính
11:03 02/11/2024Công Thắng - Nguyễn Long
13:46 30/10/2024Bảo Trân
16:32 27/10/2024Lê Hữu Chính
10:38 17/10/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương