Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/06/2015 - 09:57
(Thanh tra)- Cuối tuần qua, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã chủ trì hội thảo “Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Hội thảo còn có các Phó Tổng Thanh tra: Lê Tiến Hào, Trần Đức Lượng, các nhà khoa học cùng đại diện thanh tra một số bộ, ngành, địa phương.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh phát biểu tại hội thảo
Chiến lược phát triển thực hiện qua 3 giai đoạn
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng, Dự thảo “Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” được xây dựng với lộ trình cụ thể, từng bước vững chắc, phù hợp với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước phòng, chống tham nhũng (PCTN) và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng Chiến lược nhằm hướng đến mục tiêu xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính.
“Ngành Thanh tra được thành lập đến nay đã tròn 70 năm. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành Thanh tra luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần tích cực và có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Hoạt động của ngành Thanh tra đã chứng tỏ được vai trò to lớn và không thể thiếu của mình. Trong nhiệm vụ thường xuyên đã tiến hành hàng vạn cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, ngành Thanh tra đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kiến nghị với các ngành, cấp chấn chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật góp phần xây dựng cơ chế quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn” - Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác thanh tra đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cả về tổ chức và hoạt động, thiếu những cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh tra có hiệu quả do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho rằng đã đến lúc cần có nhận thức mới về vị trí, vai trò của công tác thanh tra; về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước theo tinh thần Hiến pháp mới.
Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Thanh tra, hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan thanh tra vẫn được tổ chức theo mô hình cũ, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy tổ chức bộ máy cần được thiết kế theo ngành dọc. Về lâu dài, cần nghiên cứu mô hình kết hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm tra của Đảng; vị trí của cơ quan thanh tra phải bảo đảm tính độc lập, khách quan trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đồng thời, vai trò của cơ quan thanh tra cần được thể hiện trong việc quản lý Nhà nước và phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra nên cần thành lập một cơ quan chống tham nhũng đủ mạnh, độc lập thể hiện chức năng phát hiện và xử lý tham nhũng.
Việc xây dựng và phát triển ngành Thanh tra được thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn một được xác định từ nay đến năm 2020 với mục tiêu thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra, đặc biệt là về đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm và đấu tranh chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra. Giai đoạn hai là từ năm 2021 đến năm 2025, thực hiện những đổi mới căn bản của ngành Thanh tra, cụ thể là cần xác định đổi mới căn bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính được đặt dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chuyển mạnh sang thanh tra cấp bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong toàn ngành. Cơ quan thanh tra chuyên ngành gắn liền với quản lý, phục vụ cho công tác quản lý ngành, lĩnh vực. Giai đoạn ba là từ năm 2026 đến năm 2035 tập trung thực hiện thống nhất về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra từ Trung ương tới địa phương trên cơ sở sáp nhập giữa cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm tra của Đảng.
Trên cơ sở phân chia các giai đoạn cụ thể như trên, Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành theo phương pháp tiếp cận về tăng cường năng lực tổ chức nói chung.
Quan hệ giữa ngành Thanh tra với những ngành liên quan
Tham gia thảo luận tại hội thảo, các nhà khoa học cùng đại diện thanh tra một số bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận về vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong hệ thống cơ quan hành pháp; mô hình các cơ quan thanh tra; công tác PCTN; thẩm quyền và phương thức hoạt động ngành Thanh tra.
Bên cạnh đó, các ý kiến góp ý nhằm xây dựng dự thảo khoa học, thực tiễn, có tính khả thi và tập trung tham luận về một số vấn đề như nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra và cơ quan thanh tra Nhà nước các cấp; phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra hiện nay.
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, thực tế hoạt động thanh tra hiện nay còn hạn chế, bất cập khiến hiệu quả các cuộc thanh tra chưa cao, do đó cần xem xét tầm nhìn ngành Thanh tra toàn diện hơn. Theo bà Mai, để xây dựng Chiến lược cho ngành Thanh tra cần đánh giá xem thể chế ngành còn những bất cập, tồn tại gì trong quá trình thực hiện Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, và Luật PCTN trong giai đoạn tới đây về mặt thể chế pháp luật, có cần đưa vào xem xét sửa đổi không và định hướng sửa đổi như thế nào. Ví dụ, với thanh tra chuyên ngành thuế, một cuộc thanh tra kéo dài tối đa là 70 ngày nhưng với thanh tra chống chuyển giá thì cần phối hợp với cơ quan quốc tế, có cuộc thanh tra chuyển giá kéo dài tới 2 năm. Điều này bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 cần đặt trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, bên cạnh đó, xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa ngành Thanh tra với những ngành liên quan để xác định được mô hình cũng như phương thức hoạt động phù hợp. Các đại biểu nhất trí với mục tiêu Chiến lược thể hiện tinh thần cơ bản của các quy định Nhà nước, thể hiện được tinh thần Hiến pháp 2013.
Phát biểu kết thúc hội thảo, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu tham dự, đồng thời đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung sớm hoàn thiện Dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát chương trình, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Qua thực hiện phong trào thi đua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiệm vụ chuyên môn.
Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải