Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thừa Thiên Huế: Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại loạt đơn vị

Chủ nhật, 29/01/2023 - 08:00

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trong số các cơ quan, địa phương được kiểm tra có Sở Y tế. Ảnh: https://syt.thuathienhue.gov.vn/

Các cơ quan, địa phương được kiểm tra gồm Sở Y tế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà; Ủy ban nhân dân huyện A Lưới.

Mục đích là kiểm tra, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

Chủ động phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu việc kiểm tra đảm bảo nguyên tắc: khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.

Kết luận kiểm tra phải được thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.

Thời gian kiểm tra dự kiến tháng 5, 6 năm 2023.

Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/4/2023.

Thời hạn kiểm tra 05 ngày làm việc/cơ quan, địa phương, kể từ ngày công bố quyết định. Trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, nội dung kiểm tra cụ thể như sau:

Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;

d) Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;

đ) Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;

e) Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;

g) Việc thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.

Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

a) Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;

b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

c) Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;

đ) Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

e) Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;

g) Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.

Lâm Ánh

15:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm