Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ tư, 21/02/2024 - 18:09
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo đó, tổng số kiến nghị TTCP nhận được là 23, trong đó có 15 kiến nghị do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến và 8 kiến nghị do Văn phòng Chính phủ chuyển đến.
Thanh tra Chính phủ phản hồi về việc cử tri phản ánh công ty điện lực gửi 3.000 tỉ đồng tại ngân hàng. Ảnh: LP
Cử tri phản ánh Công ty Điện lực gửi 3.000 tỉ đồng tại ngân hàng
Báo cáo nêu rõ, trong 8 nội dung kiến nghị của cử tri do Văn phòng Chính phủ chuyển đến có nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang phản ánh “trên các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri được biết Tập đoàn Điện lực và các công ty thành viên thường xuyên báo lỗ trong quá trình hoạt động và đề nghị tăng giá điện. Trong khi đó, thông tin cho thấy cơ quan Thanh tra đã phát hiện Công ty Điện lực có số tiền gửi 3.000 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng”, cử tri đề nghị làm rõ vấn đề này và việc xử lý sau thanh tra được thực hiện như thế nào?
Trả lời kiến nghị của cử tri, TTCP cho biết, qua rà soát các Kết luận thanh tra liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam do TTCP thực hiện, gồm: Kết luận số 2181/KL-TTCP ngày 30/9/2013 về thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Kết luận thanh tra số 1027/KL-TTCP ngày 28/4/2023 về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh (thời kỳ thanh tra từ năm 2011 đến năm 2020).
Tuy nhiên, theo TTCP, không có nội dung kết luận liên quan đến kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang: “ ...trong khi đó, thông tin cho thấy cơ quan Thanh tra đã phát hiện các Công ty Điện lực có số tiền gửi 3.000 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng”.
TTCP đề nghị cử tri tỉnh An Giang cung cấp cụ thể hơn về nguồn thông tin kiến nghị để TTCP có thể trả lời cử tri.
Sẽ triển khai khi Đề án được phê duyệt
Cử tri TP Đà Nẵng phản ánh, hiện nay một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các Kết luận của TTCP đã công bố nhưng không thể triển khai thi hành được, kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến gây lãng phí nguồn lực. Kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, có chỉ đạo và giải pháp căn cơ hơn để sớm tháo gỡ, giải quyết triệt để tình trạng trên nhằm khơi thông nguồn lực cho phát triển, TTCP cho biết, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại cuộc họp thường kỳ lãnh đạo chủ chốt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 29/02/2022 thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố do 1 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Tổ trưởng Tổ Công tác và giao TTCP là cơ quan thường trực của Tổ Công tác; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, tham mưu xây dựng Đề án: “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố”.
Trên cơ sở báo cáo, đề xuất, kiến nghị của các địa phương (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hoà, tỉnh Long An) và kết quả kiểm tra, rà soát của Tổ Công tác; thường trực Tổ Công tác đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan tổng hợp, tham mưu xây dựng Đề án.
Đề án đã tiếp thu ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 27/12/2022, ý kiến của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Tổ trưởng Tổ Công tác và các bộ, ban, ngành có liên quan, đã hoàn thiện Đề án, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị.
Trong thời gian tới, khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, TTCP và các bộ, ban, ngành sẽ triển khai tổ chức thực hiện.
Bám sát Định hướng chương trình thanh tra năm 2024 được phê duyệt
Cử tri tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang nêu tình trạng tham nhũng hiện nay vẫn còn nhiều, đặc biệt nhiều vụ án có liên quan đến cán bộ nhà nước, cần có giải pháp ngăn chặn để giữ vững uy tín của Đảng trước nhân dân; cần kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi tham nhũng, quy định khung hình phạt cho các hành vi tham nhũng ở mức độ nặng hơn.
Trả lời nội dung trên, TTCP cho biết, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước, sự phối hợp đồng bộ giữạ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả; gắn PCTNTC với công tác tổ chức, cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTNTC…
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác PCTNTC.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hành vi tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, công tác PCTNTC vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định. Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, Chính phủ, các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác PCTNTC, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Bên cạnh đó, pháp luật về PCTN cũng đã quy định khá đầy đủ về xử lý người có hành vi tham nhũng, người có hành vi tham nhũng tùy từng mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự tại Luật PCTN năm 2018.
Trả lời kiến nghị của cử tri TP Đà Nẵng về việc xem xét tiến hành thanh tra trên phạm vi toàn quốc đối với việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu nhà nước, TTCP cho biết, căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có và yêu cầu nhiệm vụ để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra theo thẩm quyền trên các lĩnh vực theo nguyên tắc có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính chất khép kín; đồng thời phải thực hiện nhiều cuộc thanh tra đột xuất do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, TTCP tham mưu, xây dựng Định hướng chương trình thanh tra hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện; trong đó có nội dung thanh tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng chung cư, như: Chỉ đạo bộ, ngành, địa phương thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Trong thời gian tới, TTCP và ngành Thanh tra bám sát Định hướng chương trình thanh tra năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành để triển khai công tác thanh tra; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, TTCP còn cho biết, đã giải quyết xong 3/3 kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình bằng việc ban hành Thông tư số 01/2023/TT-TTCP ngày 01/11/2023 về hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra, trong đó tại các phụ lục số I, II, III hướng dẫn chi tiết danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm và khung cấp độ xác định năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra; kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/01/2024 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt dộng của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; TTCP...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải