Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ: Chia sẻ kinh nghiệm đánh giá PCTN của Hàn Quốc

Thứ ba, 15/12/2015 - 18:46

(Thanh tra) - Ngày 15/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị Chia sẻ kinh nghiệm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo phương pháp của Hàn Quốc với sự tham gia của đại diện Bộ, ngành và cơ quan Trung ương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Hoa

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, Hội nghị lần này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm khi triển khai Dự án đánh giá công tác PCTN (AIA) của Ủy ban Chống tham nhũng và Dân quyền của Hàn Quốc(ACRC) về những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện. Hội nghị là diễn đàn để trao đổi, thảo luận, chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong việc đánh giá công tác PCTN tại Việt Nam và đề ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn thách thức đó. 

Đây cũng là dịp tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện Bộ Công cụ đánh giá PCTN nhằm điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Chia sẻ về thực trạng công tác PCTN tại Việt Nam, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, tình hình tham nhũng hiện nay đã có bước kiềm chế trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn nạn tham nhũng vẫn còn phức tạp tại nhiều cấp ngành, địa phương và các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, xây dựng, ngân hàng… Trong khi đó, hành vi tham nhũng lại rất tinh vi và khó phát hiện. Theo thống kê, riêng năm 2015, 178/317 vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử. Số tài sản thu hồi đạt trên 10%.

Hiện nay, phía Việt Nam đã có nhiều giải pháp PCTN như: Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức; công khai minh bạch hoạt động; trách nhiệm giải trình; xây dựng chế độ tiêu chuẩn định mức, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tốt, xét xử… Các giải pháp được triển khai đồng bộ trên diện rộng. Tuy nhiên, nhiều biện pháp vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nhận định, công tác PCTN của Việt Nam đang gặp một số khó khăn, thách thức như thiếu kinh nghiệm tổ chức các chương trình phòng ngừa, nâng cao nhận thức của công chúng về PCTN; kiểm soát xung đột lợi ích chưa đạt hiệu quả; chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập; cơ chế theo dõi đánh giá nỗ lực PCTN theo hệ thống khu vực và từng đơn vị còn hạn chế.

Chia sẻ về kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác PCTN, Đại diện Đoàn Công tác ACRC cho biết, Hàn Quốc nhận thức rõ rằng loại bỏ tham nhũng là điều kiện tiên quyết của một quốc gia phát triển. Để làm được điều này cần tăng cường đánh giá các nỗ lực liêm chính để hỗ trợ chính sách một cách thống nhất và có sự tiếp nối. Do vậy, từ năm 2002, Hàn Quốc đã triển khai AIA qua đó đem lại nhiều tích cục trong công cuộc PCTN.

Theo AIA, một số tổ chức công được xác định cần được đánh giá. Cụ thể, các tổ chức được thành lập với mục đích công, sử dụng ngân sách do người dân đóng góp. Thêm vào đó, các tổ chức mà người dân đương nhiên cần sự liêm chính tại đây, các thành viên của tổ chức thường liên quan đến vụ án tham nhũng và những tổ chức được đánh giá là khó có thay đổi từ bên trong nhằm chống tham nhũng thì đều thuộc trường hợp cần đánh giá.

Hoạt động đánh giá của AIA đem lại sự trông đợi về phản hồi đối với các hoạt động PCTN, cơ hội để xem xét lại các biện pháp PCTN hiện thời và đưa tin về các hoạt động tốt trong lĩnh vực PCTN.

Đại diện Đoàn Công tác ACRC khẳng định, AIA hẳn nhiên không phải thuốc chữa “bệnh” tham nhũng. AIA cũng có những điểm chưa hoàn hảo, cũng như những chính sách chống tham nhũng khác. Tuy nhiên, AIA có thể khuyến kích các nỗ lực PCTN trong các tổ chức công. Đồng thời, bày tỏ sự tin tưởng phía Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống đánh giá các nỗ lực PCTN có sáng tạo, phù hợp thông qua nghiên cứu xã hội, tổ chức và con người.

Thanh Hoa

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất