Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung thanh tra công tác bán đấu giá tài sản; hộ tịch có yếu tố nước ngoài

Thái Hải

Thứ sáu, 13/05/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như công tác tổ chức cán bộ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; bán đấu giá tài sản; hộ tịch có yếu tố nước ngoài… là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại của Thanh tra ngành Tư pháp.

Tập trung thanh tra công tác bán đấu giá tài sản. Ảnh minh họa: TH

Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Diện cho biết, từ đầu năm đến nay, bộ đã tiến hành 11 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đột xuất và thanh tra xác minh để giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Bộ đã ban hành 4 kết luận thanh tra (bao gồm kết luận của các cuộc thanh tra đã tiến hành năm 2021), 24 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tổ chức, cá nhân có vi phạm, với tổng số tiền xử phạt là 373,5 triệu đồng.

Phát huy những kết quả đạt được, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Thanh tra năm 2022, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch thanh tra năm 2022 ban hành, tăng cường công tác thanh tra đột xuất. Chú trọng việc giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, bảo đảm các cuộc thanh tra có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; thực hiện công khai kết luận thanh tra; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra.

Tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại các đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp nhằm đánh giá, kết luận trách nhiệm của đơn vị và người đứng đầu đơn vị được thanh tra trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế và những vấn đề còn bất cập, vướng mắc; làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp khắc phục, xử lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như công tác tổ chức cán bộ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; bán đấu giá tài sản; hộ tịch có yếu tố nước ngoài; tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thanh tra các cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các vấn đề trong các lĩnh vực do Bộ Tư pháp quản lý được xã hội quan tâm.

Xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật.

Tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về từng lĩnh vực.

Ông Diện cho biết thêm, công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC tại Bộ Tư pháp đã có những bước chuyển biến tích cực. Các vụ việc mới phát sinh được giải quyết về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật. So với cùng kỳ năm trước, số lượng đơn thư KNTC Thanh tra Bộ nhận được giảm 33%.

Trong quá trình giải quyết, Bộ Tư pháp luôn bảo đảm các quyền của người KNTC theo quy định của luật và các văn bản pháp luật có liên quan.

“Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, bộ đã tổ chức các cuộc họp liên ngành để thống nhất trước khi giải quyết, đảm bảo thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật. Do đó, công tác giải quyết KNTC có những bước chuyển biến tích cực. Các vụ việc mới phát sinh được giải quyết tương đối kịp thời, tính chất gay gắt, bức xúc của các vụ việc cũng giảm đáng kể. Các vụ việc phức tạp, kéo dài hầu hết đã được giải quyết”, ông Diện nói.

Trong thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục thực hiện Luật Tiếp công dân 2013, Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; trong đó, cần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động tiếp công dân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu gắn với việc xử lý đơn thư và giải quyết KNTC.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết KNTC; tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục công dân chấp hành quyết định giải quyết đối với những vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình hình công dân khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

Duy trì thường xuyên, hiệu quả hoạt động tiếp công dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị, phản ánh của công dân; tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế tiếp công dân, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân, phối hợp trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC với các cấp, các ngành có liên quan. Xử lý nhanh chóng, kịp thời tất cả các đơn thư KNTC, kiến nghị, phản ánh được gửi đến bộ.

Cùng với đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; đầu tư trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo đảm chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan trong việc cung cấp thông tin của các cơ quan thông tin đại chúng, góp phần định hướng dư luận xã hội và hỗ trợ công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết KNTC và trách nhiệm giải quyết KNTC trong toàn ngành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm