Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 16/11/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, năm 2024, Thanh tra Chính phủ (TTCP) sẽ thanh tra chuyên đề đối với công tác thăm dò, khảo sát, quy hoạch, đấu thầu, quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng, làm rõ các sai phạm của các tổ chức, cá nhân để kiến nghị và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong chủ trì một cuộc họp giao ban cấp vụ. Ảnh: TH
Tiếp tục thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng
Văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2024 nêu rõ, trong công tác thanh tra, TTCP sẽ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tập trung thanh tra trên các lĩnh vực quan trọng để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước, phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm và hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.
Cùng với đó là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo (KNTC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực.
Tiếp tục thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực; thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 2/8/2023, Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 10/8/2023 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023.
Đồng thời, thanh tra theo chuyên đề đối với công tác thăm dò, khảo sát, quy hoạch, đấu thầu, quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng, làm rõ các sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiến nghị và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; thanh tra việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra bộ, Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, TTCP; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh khi cần thiết…
Phối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
Tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sẽ thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thanh tra vụ việc khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và khi được bộ trưởng, cơ quan thuộc Chính phủ giao; thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ.
Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước; thanh tra việc quản lý vốn, tài sản, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ; thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của thanh tra tổng cục, cục, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ đã có kết luận của thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý KNTC, kiến nghị, phản ánh.
Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan của các kết luận thanh tra của thanh tra tổng cục, thanh tra cục, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ.
UBND cấp tỉnh sẽ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN, tiêu cực của giám đốc sở và thủ trưởng các ngành cấp tỉnh (tập trung vào những sở, ngành có nhiều dấu hiệu vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm, phát sinh nhiều vụ việc KNTC; cần kiểm soát quyền lực, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn).
Tiếp tục thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực và hướng dẫn của TTCP.
Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước; thanh tra việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước do UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được chủ tịch UBND cấp tỉnh giao; thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra…
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của chủ tịch UBND cấp tỉnh; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện khi cần thiết.
Ngoài những nhiệm vụ trên, theo quy định của Luật Thanh tra 2022, đối với nội dung thanh tra chuyên ngành, đề nghị UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh căn cứ phụ lục nội dung định hướng thanh tra của từng bộ để có hướng dẫn cho thanh tra sở xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra năm 2024.
TTCP, các cơ quan thanh tra phối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp được quy định trong Luật Thanh tra năm 2022 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất xử lý chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm toán theo quy định tại Điều 55 Luật Thanh tra năm 2022, bảo đảm theo nguyên tắc, trong 1 năm kế hoạch, không được tiến hành thanh tra, kiểm toán cùng một nội dung tại một đối tượng cụ thể (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp). Trường hợp không trùng về nội dung thì 2 cơ quan thống nhất, tránh chồng chéo về thời gian tiến hành thanh tra, kiểm toán để không ảnh hưởng hoạt động bình thường của đơn vị...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11/2024, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ cấp phòng tại Thanh tra tỉnh.
Lê Hữu Chính
17:40 22/11/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền