Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người tiếp công dân được từ chối tiếp trong trường hợp bị đe dọa, xúc phạm

Thái Hải

Thứ năm, 18/03/2021 - 17:00

(Thanh tra)- Nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân (TCD), người thi hành công vụ được từ chối tiếp người đến nơi TCD trong trường hợp có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan…

Người TCD được từ chối tiếp trong trường hợp bị đe dọa, xúc phạm. Ảnh minh họa: TH

Nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm người TCD

Tại Văn bản số 326/TTCP-KHTH trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị Chính phủ sớm có quy định đảm bảo trật tự tại trụ sở TCD và nơi tổ chức đối thoại; xử lý vi phạm đối với những hành vi lăng mạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm cũng như sức khoẻ của cán bộ TCD, cán bộ trực tiếp giải quyết khiếu nại, các hành vi làm mất trật tự tại nơi TCD, Thanh tra Chính phủ cho biết, theo quy định Luật TCD, khi đến nơi TCD, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người TCD; nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người TCD.

Đặc biệt, người thi hành công vụ được từ chối tiếp người đến nơi TCD trong trường hợp có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người TCD, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi TCD.

Trên cơ sở quy định của Luật TCD năm 2013, Thanh tra Chính phủ thường xuyên hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác giải thích, hướng dẫn người khiếu nại, người tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhận thức đúng quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện quyền tại Trụ sở TCD và nơi tổ chức đối thoại đúng quy định của pháp luật.

Việc vi phạm các quy định bảo đảm trật tự tại Trụ sở TCD và nơi tổ chức đối thoại, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn, xã hội.

Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thời gian tới, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết việc thi hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội để có những hình thức xử lý phù hợp hơn đối với những người có hành vi vi phạm, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Xóa tên những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND nếu kê khai tài sản không trung thực

Cũng tại văn bản này, liên quan đến các kiến nghị của cử tri TP Hồ Chí Minh về tăng cường cơ chế giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, để đảm bảo việc kê khai tài sản, thu nhập được chính xác và xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không trung thực, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã quy định cụ thể 4 phương thức kê khai tài sản, thu nhập (kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hàng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ).

Bổ sung một số căn cứ xác minh như khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên.

Việc quy định xác minh theo kế hoạch là nhằm tăng cường ý thức tuân thủ trong kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

“Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hàng năm”, Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Trong định hướng chương trình thanh tra năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức...

Việc xử lý đối với người có nghĩa vụ kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực bằng các hình thức như: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

Người đã được bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.

Người có nghĩa vụ kê khai khác nếu kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xử lý kỷ luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử lý từ cảnh cáo trở lên là đủ để đảm bảo tính răn đe; nếu được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.

Luật cũng quy định trường hợp họ chủ động xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể được xem xét không kỷ luật.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm