Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Chủ nhật, 30/01/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, công tác thanh tra năm 2022 của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) sẽ hạn chế tối đa các cuộc thanh tra tại doanh nghiệp, chỉ tiến hành thanh tra tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Thái Nguyên. Ảnh: BLĐ
Linh hoạt điều chỉnh các đoàn thanh, kiểm tra
Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH Nguyễn Tiến Tùng cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ hoạt động thường ngày, bình dị của người dân đến hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, trong đó có công tác thanh tra. Với phương châm để thích ứng với tình hình mới, sống an toàn với dịch bệnh cần phải có những cách làm mới, phương thức mới, Thanh tra Bộ LĐTB&XH nói riêng và thanh tra ngành nói chung đã chủ động triển khai nhiệm vụ được giao.
Thanh tra Bộ đã sắp xếp, bố trí linh hoạt các đoàn thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh và thời gian hoàn thành kế hoạch được giao. Kịp thời rà soát, tham mưu lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, lãnh đạo sở điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2021 phù hợp với tình hình dịch Covid-19 và định hướng, yêu cầu quản lý Nhà nước của ngành, trong đó giảm phần lớn các cuộc thanh tra tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh do hậu quả của dịch Covid-19, các cuộc thanh tra đòi hỏi tiếp xúc nhiều đối tượng trên diện rộng, nhiều địa bàn, tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ có nhiều ca nhiễm Covid-19.
Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên đề, trong đó lựa chọn, tập trung các vấn đề, dư luận xã hội quan tâm và yêu cầu, định hướng quản lý Nhà nước của ngành.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ LĐTB&XH nắm bắt, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các hoạt động của đơn vị (tổ chức các cuộc tập huấn, họp theo hình thức trực tuyến, xử lý văn bản hành chính qua phần mềm ethanhtra, chữ ký số) nhằm thích ứng và có giải pháp kịp thời với tình hình phòng, chống dịch bệnh, tăng cường kiểm tra trực tuyến qua phiếu tự kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
“Phương thức này đặc biệt phát huy tác dụng trong tình hình dịch bệnh khi không thực hiện thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp mà vẫn nắm được tình hình chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp...”, Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH nhấn mạnh.
Kiến nghị hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động
Thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-LĐTBXH ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH việc thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 116/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, đoàn kiểm tra do Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH làm trưởng đoàn đã làm việc với đại diện UBND 3 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), 3 UBND cấp huyện thuộc 3 tỉnh và tiếp xúc với đại diện doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Qua kiểm tra, Thanh tra Bộ đã tham mưu lãnh đạo Bộ LĐTB&XH đề nghị UBND các tỉnh thực hiện nhanh hơn các chính sách hỗ trợ và có phương án giải quyết, hỗ trợ cung cầu lao động trong phạm vi cả nước. Cụ thể, UBND các tỉnh cần chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt hơn nữa chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn cho đại dịch Covid-19 với tinh thần thực hiện nhanh, đảm bảo đối tượng gặp khó khăn, đủ điều kiện thì thực hiện ngay việc hỗ trợ để người lao động nhanh chóng vượt qua khó khăn, yên tâm làm việc. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, đề nghị các sở tài chính, sở LĐTB&XH, bảo hiểm xã hội các tỉnh phối hợp xác định cụ thể từng đơn vị trong tỉnh có sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên như thế nào, từ đó đề xuất phương án áp dụng hỗ trợ cho từng đơn vị đảm bảo người lao động gặp khó khăn do đại dịch phải được hỗ trợ kịp thời, đúng quy định.
Có phương án cụ thể để hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo, đào tạo lại cho người lao động muốn gắn bó làm việc tại tỉnh để phù hợp với tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh. Đề nghị Sở LĐTB&XH chỉ đạo trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh phải đẩy nhanh việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với người lao động có nhu cầu việc làm trong tỉnh để giải quyết nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nắm rõ số lượng lao động đang sinh sống trong tỉnh muốn đến hoặc trở lại làm việc các khu công nghiệp, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, thì cần phải thống kê rõ số lượng bao nhiêu người lao động muốn đi tỉnh, thành phố nào, từ đó giao sở LĐTB&XH tỉnh có phương án trao đổi rõ với sở LĐTB&XH tỉnh, thành phố nơi người lao động muốn đến làm việc cùng phối hợp hỗ trợ về phương tiện, nơi ăn ở, sinh hoạt giúp người lao động yên tâm đi lại, làm việc để nhanh chóng ổn định và phát triển sản xuất.
Hạn chế tối đa các cuộc thanh tra tại doanh nghiệp
Trong bối cảnh dịch Covid-19 có nguy cơ tiếp diễn với biến chủng mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022, Thanh tra Bộ LĐTB&XH thực hiện các giải pháp cụ thể như: Chủ động, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh Covid-19 để tham mưu, triển khai hợp lý kế hoạch công tác năm 2022. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lắp về đối tượng thanh tra.
Tăng cường việc sử dụng phần mềm phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, triển khai các hoạt động của đơn vị; trong đào tạo, tập huấn trực tuyến cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành. Duy trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị. Phối hợp nhiều biện pháp triển khai để công tác giám sát hoạt động đoàn thanh tra được thực chất hơn. Qua thanh tra, rà soát, tổng hợp các chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, vướng mắc để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung…
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, công tác thanh tra năm 2022 của ngành LĐTB&XH sẽ hạn chế tối đa các cuộc thanh tra tại doanh nghiệp (giảm 2/3) so với các năm. Chỉ thanh tra tại một số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố (7 doanh nghiệp tại mỗi tỉnh) trong Chiến dịch Thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Đối với chiến dịch này, nội dung chính là thanh tra việc thực hiện Nghị quyết số 68/2021/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, năm 2022, ngành LĐTB&XH tiếp tục tập trung lực lượng thanh tra các lĩnh vực xã hội, bảo đảm quyền lợi của các đối tượng bảo trợ, yếu thế trong xã hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân