Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lãnh đạo tỉnh không nên bảo thủ trong việc giải quyết KN,TC

Chủ nhật, 21/07/2019 - 22:09

(Thanh tra)- “Có một số địa phương người đứng đầu không tiếp công dân. Chúng ta phải thực hiện đúng luật, phải lắng nghe, giải quyết cho đúng, trúng những vấn đề mà người dân bức xúc”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Binh đã nhắc nhở như vậy tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Thanh tra.

Ông Đỗ Văn Đương, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội. Ảnh: VT

Bên lề Hội nghị, PV đã phỏng vấn ông Đỗ Văn Đương, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, có một thực tế, lâu nay, tình trạng khiếu nại, tố  cáo (KN,TC) vượt cấp, kéo dài ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân do lãnh đạo các địa phương hạn chế trong việc tiếp, đối thoại trực tiếp với công dân. Theo ông cần phải có giải pháp gì để giảm thiểu tình trạng này?

- Ông Đỗ Văn Đương: Trong những năm gần đây, số lượt người của các tỉnh, thành kéo lên các cơ quan Trung ương rất nhiều. Có thể nói là hàng trăm ngàn lượt người, kèm theo đó là còn nhiều đoàn lẻ, họ gửi rất nhiều đơn thư KN,TC, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

Tôi cho rằng, để thay đổi một cách căn bản tình hình, cần tăng cường trách nhiệm lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt là vai trò của các đồng chí chủ tịch, bí thư ở các tỉnh trong công tác tiếp dân, xử lý dứt điểm các vụ việc KN, TC.

Để làm được việc này, vai trò của cơ quan thanh tra các địa phương rất quan trọng, phải phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành. 

Ở đây là Sở Tài nguyên-Môi trường và Sở Xây dựng tham mưu giải quyết cho đồng chí lãnh đạo tỉnh khi tiếp dân. Phải có hướng giải quyết và thời hạn trả lời cho người dân về việc đó, sẽ giải quyết như thế nào. Bởi, qua thực tế tôi thấy có 96% đơn thư gửi lên Trung ương không thuộc thẩm quyền các bộ, ngành Trung ương, chủ yếu là thuộc thẩm quyền ở các địa phương, nhưng bởi địa phương còn hình thức trong việc tiếp công dân. Thậm chí, hình thức cả trong việc giải quyết KN,TC. Họ chỉ quan tâm đến hết trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà không quan tâm đến bản chất vụ việc, mà người dân bị thiệt thòi ra sao.

.6 tháng năm 2019, cơ quan hành chính các cấp đã tiếp 182.303 lượt công dân với 124.178 3 vụ, có 1.935 đoàn đông người.

+ Như ông vừa nói, đất đai là lĩnh vực xảy ra khiếu kiện nhiều nhất. Vậy làm thế nào để cân bằng lợi ích của các bên: Người dân - doanh nghiệp và Nhà nước?

- Ông Đỗ Văn Đương: Theo tôi phải cân bằng các lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước, bảo đảm hài hòa để vừa phát triển kinh tế địa phương, vừa đảm bảo quyền lợi người dân. Do vậy, các cơ quan chức năng phải đặt minh vào hoàn cảnh người dân khi thu hồi đất ở, đất sản xuất của họ. Vì, người ta ở đó lâu rồi, bây giờ thu hồi đất là thu hồi tư liệu sản xuất. Mà, tư liệu sản xuất là cuộc sống, công ăn việc làm của họ.

Các bộ, ngành chỉ kiểm tra, hướng dẫn và thực tế có rất nhiều vụ việc ở địa phương giải quyết sai.

Tôi mong muốn các địa phương thực hiện tốt việc giải quyết KN,TC cho người dân.

+ Thủ  tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị tăng cường trách nhiệm tiếp dân định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND các tỉnh. Đối với việc làm này của các địa phương, các cơ quan của Quốc hội giám sát như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Văn Đương: Thủ  tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị tăng cường trách nhiệm tiếp dân định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND các tỉnh.

Qua công tác giám sát, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Gần đây, một số địa phương đã có chuyển biến trong công tác tiếp công dân, lãnh đao tỉnh đối thoại trực tiếp với công dân theo đúng luât định và đã có nhiều cuộc tiếp đột xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu KN,TC vượt cấp.

Tuy nhiên, hiện về công tác cán bô ở một số địa phương có thay đổi như một số chủ tịch tỉnh nghỉ hưu, số khác luân chuyển, hoặc lên bí thư, hoặc chuyển về bộ, ngành. Cho nên việc tiếp cận với công việc của một số chủ tịch tỉnh mới nhậm chức, phải khởi động từ đâu.

Vì vậy, tôi đề nghị phải tăng cường trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo các địa phương, mà cụ thể là các đồng chí phó chủ tịch tỉnh được phân công các lĩnh vực do mình phụ trách.

Lãnh đạo địa phương cần thay đổi tư duy, không nên bảo thủ trong việc giải quyết KN,TC. Rất nhiều địa phương đã biết việc giải quyết KN,TC còn chưa đúng, nhưng họ không muốn “rũ” lại những hồ sơ trong quá khứ, cho nên họ cứ bác khiếu kiện của người dân. Tôi cho là chưa hợp lý.

Còn một số dân chây ỳ, cố tình khiếu kiện dây dưa để đòi quyền lợi không chính đáng, nhưng số này không nhiều.

Trên thực tế, người dân đi KN hành chính, chứ ít người kiện ra toà án theo Điều 42 Luật KN, bởi ra tòa đòi hỏi giấy trắng, mực đen, điều đó đôi khi không phù hợp với thực tế cuộc sống.

Tôi cho rằng, khi giải quyết KN,TC phải coi trọng tính hợp lý và tính hợp pháp của vấn đề. 

 Trà Vân - Chu Tùng (Thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm