Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/11/2017 - 18:27
(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Nguyễn Văn Thanh đối với những người làm pháp chế tại cơ quan TTCP nhân buổi gặp mặt truyền thống và tọa đàm Ngày Pháp luật Việt Nam (PLVN) do TTCP tổ chức, sáng 9/11. Tham dự có các thế hệ người làm pháp chế và đại diện các cục, vụ đơn vị của TTCP.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh: Làm luật là phải biết thỏa thuận và đàm phán. Ảnh: HH
Ông Nguyễn Văn Kim - Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP ôn lại lịch sử của Ngày PLVN. Ông Kim cho biết: Ngày 9/11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời. 66 năm sau vào tháng 6/2012, Quốc hội đã chọn ngày 9/11 hàng năm là Ngày PLVN. Đây là dịp để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam.
Những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của TTCP, Vụ Pháp chế tổ chức gặp mặt và tọa đàm để nhìn lại công tác pháp chế và cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu giữa các thế hệ làm pháp chế để động viên, chia sẻ giúp đỡ nhau thực hiện tốt hơn công việc.
Vụ Pháp chế khi mới thành lập rất ít người, đến nay đã được củng cố, kiện toàn. Số lượng cán bộ, công chức có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ ngày càng nhiều, đáp ứng ngày càng tốt công việc được giao.
Hiện nay, Vụ được giao đảm nhận 12 đầu việc. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng thể chế. Những năm gần đây, nhất là từ năm 2010 đến nay, Vụ đã làm được nhiều văn bản pháp luật, đầu tiên phải kể đến là Luật Thanh tra, rồi Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, song song với đó là chỉnh sửa và hoàn thiện Luật Phòng chống tham nhũng. Hiện, Vụ đang được giao thực hiện 2 văn bản pháp luật lớn là Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Tố cáo - 2 luật này đang được đặt trên bàn Quốc hội. Từ nay đến cuối năm, sẽ tổng kết toàn quốc Luật Thanh tra và Luật Tiếp công dân.
Với khối lượng công việc khổng lồ, trong thời gian ngắn làm tới 5 văn bản luật, mỗi văn bản lại 3-4 nghị định, mỗi nghị định có nhiều thông tư, nhưng đơn vị rất tự hào với công việc này, trong bất cứ hoàn cảnh nào - ông Kim chia sẻ.
Dự và phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh gửi lời chúc mừng tới các thế hệ làm pháp chế của TTCP qua các thời kỳ. Đồng thời khẳng định, đây là dịp thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng và Nhà nước với công việc pháp chế, ghi nhận, đề cao vai trò thượng tôn pháp luật.
Phó Tổng Thanh tra chia sẻ: Công tác pháp chế rất vất vả, nhiều việc, lương và thu nhập của cán bộ so với mặt bằng chung vẫn còn thấp. Phó Tổng Thanh tra mong muốn, mỗi người làm pháp chế cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong 12 đầu việc phải làm, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh, việc xây dựng thể chế có vai trò quan trọng nhất. “Nói công tâm, khách quan, thể chế trong công tác thanh tra còn ngổn ngang nhiều việc mà tựu chung lại ở luật gốc là Luật Thanh tra. Những vấn đề lớn của ngành muốn sửa được thì phải sửa được Luật này. Chúng ta đang có cơ hội rất lớn để thay đổi điều đó. Đây là ngôi nhà cho toàn ngành, vì vậy, phải thiết kế cẩn thận để khi ra đời Luật Thanh tra mới đáp ứng yêu cầu về mặt khối lượng và chất lượng” - Phó Tổng Thanh tra chỉ rõ.
Đáng lưu ý, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh: Làm luật là phải biết thỏa thuận và đàm phán. Đây là thách thức lớn với người làm pháp chế, nhưng phải nhìn dưới góc độ như vậy để có 1 nền pháp chế thanh tra đầy đặn hơn, hiện đại hơn, bắt kịp sự thay đổi của cuộc sống và đất nước.
Để làm được điều đó, Phó Tổng Thanh tra đề nghị, Vụ Pháp chế phải có những tọa đàm sâu trong Vụ. “Không cần phải hội thảo to lớn gì mà cần ngồi lại với nhau để nhìn lại xem còn có những vấn đề gì cần sửa trong Luật Thanh tra. Phải hình dung thiết chế thanh tra có tác dụng gì đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới” - Phó Tổng Thanh tra chỉ đạo.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang