Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 14/09/2023 - 10:44
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/9, Trường Cán bộ Thanh tra đã tổ chức Hội thảo khoa học theo hình thức trực tiếp, trực tuyến với chủ đề "Giám sát hoạt động đoàn thanh tra" do ông Lê Ngọc Thiều - Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra làm Chủ nhiệm đề tài.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: PA
Báo cáo tại hội thảo, ông Lê Ngọc Thiều nhấn mạnh, giám sát hoạt động đoàn thanh tra là công việc quan trọng nhằm bảo đảm thanh tra đúng pháp luật, phù hợp với thực tế. Luật Thanh tra năm 2022 đã luật hóa các quy định về giám sát hoạt động đoàn thanh tra. Tuy nhiên chưa quy định cụ thể về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giám sát đoàn thanh tra trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Theo ông Thiều, thực tế hoạt động giám sát đoàn thanh tra trong các năm qua đã thể hiện rõ việc cần giám sát hoạt động đoàn thanh tra, điều đó thể hiện ở việc hoạt động thanh tra có thể sử dụng quyền lực Nhà nước không đúng; các hình thức kiểm soát hoạt động thanh tra chưa bảo đảm kiểm soát hoạt động thanh tra hiệu quả.
Về hoạt động giám sát của các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội giám sát hoạt động của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình nên rất ít thực hiện giám sát hoạt động thanh tra. Mặt khác, hoạt động giám sát của tổ chức xã hội không mang tính quyền lực Nhà nước, nên nếu có giám sát hoạt động thanh tra thì tác động của hoạt động giám sát đó cũng không lớn.
Đối với hoạt động giám sát qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi thanh tra tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của mình.
“Dù việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò kiểm soát hoạt động thanh tra nhưng cũng mang tính bị động và chỉ kiểm soát được quyết định, hành vi bị khiếu nại, bị tố cáo, không kiểm soát được toàn diện hoạt động thanh tra”, báo cáo dẫn đề hội thảo nêu rõ.
Về pháp luật hiện hành về giám sát hoạt động thanh tra, ông Lê Ngọc Thiều cho biết, Luật Thanh tra năm năm 2022 có quy định về một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra là giám sát đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra và quy định về nội dung, thành phần, thời gian và phương thức giám sát đối với người thực hiện giám sát. Quyết định giám sát phải được ban hành cùng thời điểm ban hành quyết định thanh tra hoặc trong quá trình tiến hành thanh tra khi có thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hoạt động của đoàn thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát…
Để hoàn thành tốt việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, công chức được giao nhiệm vụ giám sát không chỉ cần nâng cao bản lĩnh chính trị, phát huy vai trò, trách nhiệm công vụ, không ngừng học tập và nghiên cứu sâu nghiệp vụ chuyên môn ở các lĩnh vực, đảm bảo năng lực công tác ngày càng hiệu quả, chất lượng mà còn phải được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nhất định về việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
Tại hội thảo, đại diện thanh tra các bộ, ngành và thanh tra các tỉnh, thành phố đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giám sát hoạt động đoàn, đồng thời đưa ra những đóng góp về nội dung, phương thức, cách thức giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra cho biết, hội thảo nhằm làm rõ một số phương thức, cách thức giám sát, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của đoàn thanh tra. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu để bổ sung, hoàn thiện giáo trình thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp, đồng thời phục vụ cho năng lực giảng dạy của cán bộ, giảng viên của nhà trường đối với các chương trình đào tạo thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp.
Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, ông Lê Ngọc Thiều, Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo. Đồng thời cũng bày tỏ mong muốn nhận được thêm nhiều ý kiến tiếp theo trong quá trình dự thảo, hoàn thiện để đề tài đạt kết quả cao, đặc biệt là đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh