Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/12/2015 - 20:15
(Thanh tra) - Ngày 4/12, tại TP. Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) khu vực miền Trung - Tây Nguyên, phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra chủ trì; Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thuỷ hướng dẫn và chỉ đạo thảo luận.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh khai mạc hội nghị. Ảnh: Ngọc Phó
Trong 10 tháng đầu năm 2015, tình hình KN, TC của công dân khu vực miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng tăng cả về số lượng người lẫn số vụ việc so với cùng kỳ năm 2014. Số người tăng 5% tương ứng với 1.839 người, số vụ việc tăng 18% tương ứng với 4.705 vụ việc, nhưng số đoàn đông người giảm 26,5%. Nội dung KN, TC khá phức tạp, chủ yếu liên quan đến việc đền bù, hỗ trợ, tái định canh, định cư khi Nhà nước thực hiện chính sách phát triển xã hội; việc tranh chấp, bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở tôn giáo liên quan đến đất nông, lâm trường, trồng rừng, trồng cà phê, cao su…
Quang cảnh Hội nghị giao ban. Ảnh: Ngọc Phó
Tại Trụ sở tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước, tình hình KN, TC của công dân các tỉnh, TP khu vực có chiều hướng diễn biến phức tạp, gay gắt; nhiều địa phương có công dân kéo ra Trụ sở tiếp công dân của T.Ư tại Hà Nội khiếu kiện. Trong đó, có 32 đoàn đông người trình bày 1.001 vụ việc, tập trung chủ yếu ở các địa phương Bắc Trung bộ như: Thanh Hóa có 10 đoàn, Nghệ An 5 đoàn, Hà Tĩnh 4 đoàn….
Các địa phương trên địa bàn đã tiếp 39.075 lượt người, 261 đoàn đông người… Tiếp nhận, phân loại và xử lý 49.589 đơn thư; trong đó có 15.271 đơn với 6.909 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính. Đặc biệt, qua báo cáo và phân tích từ kết quả giải quyết có khoảng 74% trường hợp KN sai và 62% đơn TC sai. Điều này cho thấy còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết, nhất là nhận thức và hiểu biết pháp luật của công dân khi thực hiện quyền khiếu kiện.
Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thuỷ chỉ đạo và hướng dẫn thảo luận. Ảnh: Ngọc Phó
Mục tiêu của hội nghị là thảo luận, đánh giá công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC khu vực trong thời gian qua, đồng thời rút ra những kinh nghiệm và phương hướng thực hiện công tác trong thời gian tới. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, công tác đối thoại giữa chính quyền và người dân là giải pháp quan trọng để giảm thiểu số vụ việc KN, TC.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết: Trong quá trình phát triển hạ tầng, giao thông toàn tỉnh có gần 15.000 hộ dân bị ảnh hưởng do thi công tuyến Quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đã làm tăng số vụ việc KN, TC trên địa bàn tỉnh mà chủ yếu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng chợ… Trong thời gian qua, tỉnh rất chú trọng khâu đối thoại giữa chính quyền và công dân để giải quyết ổn thoả, qua đó đã hạn chế được số vụ việc KN, TC vượt cấp, đông người. Đồng thời, tổ chức tiếp công dân thường xuyên và đột xuất để tạo sự gần gũi giữa cơ quan công quyền với người dân; xây dựng lực lượng cán bộ tiếp dân hiểu biết về pháp luật và mềm dẻo xử lý vụ việc khi tiếp xúc với người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu nêu kinh nghiệm trong giải quyết KN,TC. Ảnh: Ngọc Phó
Đồng tình quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: Trong 121 vụ việc KN, TC đã giải quyết tại địa phương thì thông qua hình thức đối thoại có 18 đơn thư tự nguyện xin rút. Đối thoại là hoạt động mang lại hiệu quả để giải quyết các vụ KN, TC.
Còn ông Hoàng Viết Tường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhận định, năm 2016 dự báo lượng đơn thư KN, TC tăng nên tỉnh tập trung thực hiện một số giải pháp như: Chủ động xây dựng phương án nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, chất lượng trả lời ý kiến thắc mắc của công dân. Trong đó, cán bộ tiếp dân phải có năng lực, trình độ và công tâm để giải quyết. Đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo và cấp nguồn kinh phí đo đạc bản đồ, lập hồ sơ đất cơ sở tôn giáo, để sau này nếu có khiếu kiện sẽ xử lý chặt chẽ hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Viết Tường đề xuất một số giải pháp. Ảnh: Ngọc Phó
Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên thì nêu lên tình trạng người dân trước đây đưa đất đai vào lâm, nông trường làm ăn, nay lại đòi lại đất gây căng thẳng; thậm chí cây cao su vừa hạ xong thì vào giành đất, chia đất; trong khi sản phẩm nhận khoán lại không chịu nộp. Tôn giáo phát triển nhưng không có quy hoạch đất cho họ, nên xảy ra tình trạng mua bán chui rồi xây dựng nơi thờ tự trái phép… Đề nghị trong giải quyết KN, TC cần có sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể tại địa phương. Nên hướng dẫn việc quy hoạch đất cho tôn giáo, nhanh chóng chỉ đạo sắp xếp lại các nông, lâm trường…
Phát biểu kết luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh ghi nhận kết quả các địa phương đạt được trong công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC. Đồng thời nhấn mạnh, thời gian tới diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp khoá mới; do đó, dự báo tình hình KN, TC của công dân vẫn có những diễn biến phức tạp, khiếu kiện đông người tại một số địa phương tiềm ẩn nhiều điểm nóng; thậm chí lợi dụng để gây căng thẳng... Vì vậy, các địa phương phải theo dõi, nắm chắc tình hình KN, TC và chủ động giải quyết khi mới phát sinh; hạn chế vụ việc KN đông người, phức tạp, gay gắt…
Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị quy hoạch đất dành cho đồng bào thiểu số và tôn giáo. Ảnh: Ngọc Phó
Để đạt được mục tiêu trên, Tổng Thanh tra đề ra 5 giải pháp như: Tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là vai trò người đứng đầu. Phải thường xuyên tiếp dân theo định kỳ, đột xuất và gắn với đối thoại và hoà giải tại cơ sở; kết luận các vụ việc phải tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị. Nâng cao trách nhiệm các cấp có thẩm quyền tập trung vào các vụ việc mới phát sinh. Lưu ý hệ thống giải quyết KN, TC ở cấp huyện còn yếu, tiếp công dân không thường xuyên, giải quyết đơn không hết…
Đồng thời, quan tâm thực hiện các quyết định đã có hiệu lực pháp luật và các văn bản chỉ đạo của T.Ư, Thủ tướng chính phủ. Tiếp tục nhân rộng việc luật sư cùng tham gia giải quyết KN, TC sẽ mang lại hiệu quả cao. Khi có quyết định cần công khai ra các phương tiện thông tin đại chúng. Nên phát huy, đánh giá cao các địa phương, cá nhân làm tốt công tác giải quyết KN,TC; đồng thời phê phán những địa phương, cán bộ không thực thi đúng trách nhiệm được giao…
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang