Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/03/2016 - 09:22
(Thanh tra) - Sáng ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết toàn quốc 2 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm 2013 - 2014. Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh, việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào trường học thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tượng người học vì ý nghĩa, tầm quan trọng của nói đối với quốc gia, dân tộc và tính thời sự. Ảnh: Thảo Nguyên
Tham dự có Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến; Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Phát triển năng lực tự bảo vệ trước nạn tham nhũng
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo là chủ trương đúng đắn, được xã hội đồng tình, cũng như nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.
Hầu hết bộ, ngành Trung ương trong phạm vi trách nhiệm đã chỉ đạo thực hiện chỉ thị; biên soạn tài liệu giảng dạy cho các cơ sở thuộc quyền quản lý, tập huấn cho đội ngũ giao viên, giảng viên và cán bộ quản lý. Nổi bật nhất là việc triển khai đồng bộ, có chất lượng tại khối THPT và các Sở Giáo dục Đào tạo. Nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đào tạo đã có sự linh hoạt, sáng tạo với những mô hình, cách làm hiệu quả.
“Nội dung đã góp phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng; nâng cao ý thức của người học trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng; hình thành và phát triển nhân phẩm liêm chính, năng lực tự bảo vệ của người học trước thực trạng tham nhũng và thái độ lên án, đấu tranh với tham nhũng”, Thanh tra Chính phủ sơ kết.
Thiếu thực tiễn, chưa thực sự phù hợp
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, một số cấp lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, dẫn đến công tác chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện chỉ thị chưa sâu sát, kịp thời và quyết liệt.
Việc rà soát, hoàn thiện, tổ chức phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành đều chậm so với tiến độ chung và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Nhất là, tài liệu giảng dạy nhìn chung còn dài, nội dung còn nặng và mang tính hàn lâm, thiếu tính thực tiễn, thiếu minh họa cụ thể, chưa thực sự phù hợp với người dạy và người học.
Trong khi đó, tài liệu tham khảo và các tư liệu minh họa liên quan đến các vụ tham nhũng tuy phong phú nhưng thiếu tài liệu chuẩn, chính thống cho giáo viên và học sinh sử dụng. Do vậy, đa số giáo viên, giảng viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc tìm tư liệu để minh họa cho nội dung bài giảng, đặc biệt là tư liệu về các vụ án tham nhũng.
Đối với các trường THPT, môn giáo dục công dân với đặc thù phải lồng ghép, tích hợp giảng dạy cũng rất nhiều nội dung khác. Còn nội dung phòng, chống tham nhũng là nội dung mới, khó đối với cả người dạy và người học nên việc tổ chức giảng dạy, phân công giáo viên, phân bổ quỹ thời gian, chuyển tải nội dung giáo dục phù hợp theo yêu cầu của chỉ thị gặp không ít khó khăn.
Còn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, giáo viên chỉ giảng sơ lược các nội dung cơ bản về phòng chống tham nhũng mà không thể đi sâu vào các vấn đề khoa học. Một số trường triển khai còn hình thức…
Tinh gọn, theo chiều sâu
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào trường học nên theo chiều sâu trong phạm vi cả nước.
“Nên quy định thời lượng tối thiểu; nội dung giảng dạy cần quy định phù hợp với từng cấp học, bao gồm cả pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính. Riêng cấp THPT nên đặt trọng tâm vào việc giảng dạy về đạo đức liêm chính, có thể kết hợp giảng dạy pháp luật về phòng, chống tham nhũng với thời lượng phù hợp”…
Theo đó, cần nghiên cứu, điều chỉnh, cập nhật nội dung tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng theo hướng tinh gọn, phù hợp với các đối tượng người dạy và người học.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai và kết quả thực hiện chỉ thị; kịp thời khen thưởng, động viên những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời xử lý, chấn chỉnh những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt …
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2025, Sở Tài chính Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra chuyên đề công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và mua sắm, quản lý tài sản công.
Hải Hà
(Thanh tra) - Trong năm 2025, UBND thành phố Hà Nội giao Thanh tra thành phố tiến hành kiểm tra trách nhiệm giám đốc các sở, ngành, quận, huyện trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Hải Hà
Nam Dũng
Hương Trà
Thu Huyền
Nhật Minh
Hải Hà
Hương Giang
Văn Thanh
Bùi Bình
Lê Phương
Trần Quý
T.Lương
Trọng Tài
Nam Dũng