Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 31/03/2022 - 19:29
(Thanh tra) - Ngày 31/3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV do Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021.
Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Giám sát đánh giá cao báo cáo của TTCP với Đoàn Giám sát về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Ảnh: TH
Tham dự buổi làm việc có Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cùng các Phó Tổng Thanh tra: Trần Ngọc Liêm, Trần Văn Minh, Đặng Công Huẩn.
Khiếu nại, tố cáo tăng 67,6%
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho biết, trong những năm qua, việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC luôn được Chính phủ quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, Chính phủ đều có báo cáo trình Quốc hội giám sát, định kỳ hàng quý Chính phủ đều xem xét báo cáo của TTCP về kết quả tiếp công dân, giải quyết KNTC và có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo các nghành, các cấp tăng cường trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; chỉ đạo TTCP chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp kéo dài; tăng cường thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC.
Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, so với giai đoạn 2011-2016, số lượt người đến cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để KNTC, kiến nghị, phản ánh tăng 67,6%; số lượt đoàn đông người tăng 9,2%, nhưng số vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước giảm 16,1%. Trong đó, về KN giảm 4,8% số đơn và 25,7% số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó lĩnh vực nhà cửa, đất đai chiếm tỷ lệ 69,5% số đơn.
Tố cáo sai chiếm 69% vụ việc
Về công tác tiếp dân, các cơ quan hành chính các cấp tiếp nhận 2.204.138 đơn các loại, trong đó có 372.000 đơn KN, 173.914 đơn TC, 1.632.839 đơn kiến nghị, phản ánh; có 1.299.268 đơn đủ điều kiện xử lý.
Cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giải quyết 169.713/175.315 vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền, đạt 96,8%. Trong đó: TTCP kiểm tra, rà soát và kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết 243/261 vụ việc. Các bộ, ngành giải quyết 65.629/67.808 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 96,8%. Qua giải quyết KNTC, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 337,3 tỷ đồng, 19,3ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 2.007 tỷ đồng, 74,9ha đất; kỷ luật 328 tập thể, 2.696 cá nhân.
Phân tích kết quả giải quyết cho thấy có 9,3% vụ việc KN đúng, 13,8% vụ việc KN có đúng, có sai, 76,9% vụ việc KN sai; có 12,6% vụ việc TC đúng, 18,4% vụ việc TC có đúng có sai, 69% vụ việc TC sai.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân; xác định công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm đối với nhân dân.
Ngành Thanh tra tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC, đã tiến hành 7.531 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 12.339 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện, chấn chỉnh công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, kiến nghị xử lý trách nhiệm hành chính đối với 2.059 tổ chức, 3.472 cá nhân có hành vi vi phạm trong thực hiện. Kiểm tra việc thực hiện 2.485 kết luận, quyết định giải quyết, đã kiểm điểm trách nhiệm của 1.329 tổ chức, 2.064 cá nhân.
Các ngành, các cấp cũng tổ chức 101.766 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, KNTC cho 4.550.841 người.
Đối với việc thực hiện rà soát, giải quyết đối với các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra tại 10 tỉnh, thành phố, chỉ đạo giải quyết 24/35 vụ việc (11 vụ việc đã tổ chức thực hiện, giải quyết xong, đạt 48%).
Thực hiện Kế hoạch số 363/KH-TTCP của TTCP, các địa phương đã tiến hành rà soát 181/221 vụ việc TTCP chuyển đến và chủ động rà soát 685/692 vụ việc khác; còn 47 vụ việc đang tiếp tục rà soát; Kế hoạch 1910/KH-TTCP ngày 29/10/2021, TTCP rà soát có 74 vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài.
Trong kỳ báo cáo đã xem xét, xử lý, giải quyết 1.937/1.963 (đạt 98,68%) vụ việc KNTC, kiến nghị, phản ánh do các cơ quan của Quốc hội chuyển đến.
Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tiếp dân định kỳ
Báo cáo cũng chỉ ra, trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC vẫn tồn tại, hạn chế như: Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt việc tiếp dân định kỳ của người đứng đầu, chưa gắn việc tiếp dân với đối thoại giải quyết KNTC. Trình độ, năng lực, kỹ năng của một số cán bộ còn hạn chế; tham mưu giải quyết vụ việc còn sai sót; chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao; công tác xử lý đơn, giải quyết KNTC còn chậm, thực hiện không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Việc nắm tình hình KNTC và xử lý tình huống phức tạp xảy ra còn có lúc bị động; chưa quan tâm đúng mức tới công tác đối thoại; còn tình trạng giải quyết chậm, chưa đúng trình tự, thủ tục, chính sách pháp luật và chưa phù hợp với thực tiễn. Một số địa phương chưa tích cực rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài; chậm thực hiện các kết luận, chỉ đạo của tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.
Một số địa phương chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, hòa giải ngay từ khi vụ việc mới phát sinh. Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chấp hành chưa nghiêm. Hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, KNTC còn hạn chế.
Công tác phối hợp giải quyết trong một số trường hợp cụ thể còn hạn chế, bất cập và thiếu chặt chẽ; có vụ việc các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng vụ việc chậm được giải quyết, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức.
Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết KNTC
Trong thời gian tới, các cấp, các ngành chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực dễ phát sinh KNTC; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền đối với công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân.
TTCP thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tiếp dân, KNTC; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, UBND các cấp trong việc tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết KNTC; chủ động trong việc nắm tình hình KNTC để đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết; tiếp tục đôn đốc, kiểm tra việc rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài; phối hợp với Ban Dân nguyện trong tiếp dân, xử lý đơn thư KNTC.
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Giám sát Trần Quang Phương đánh giá cao nỗ lực làm việc của Đoàn Giám sát và TTCP và các đại biểu có nhiều ý kiến tâm huyết đối với những vấn đề liên quan đến tiếp dân, giải quyết KNTC.
Các ý kiến của các đại biểu đã cung cấp thêm nhiều danh mục, số liệu nhằm giúp Đoàn Giám sát đánh giá khách quan về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC; TTCP đã chuẩn bị báo cáo chu đáo, đầy đủ, kỹ lưỡng, bám sát đề cương, nêu và làm rõ được nhiều vấn đề đoàn giám sát quan tâm..
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị TTCP chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát, chắt lọc, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn Giám sát trước khi trình Quốc hội, trong đó lưu ý làm rõ chất lượng của các văn bản đã ban hành, đánh giá đúng nội dung; nguyên nhân cụ thể trong việc thực hiện giải quyết KNTC; cách thức giải quyết các vụ việc KNTC cụ thể, trọng điểm. Đồng thời, bổ sung các số liệu còn thiếu, hoàn thiện báo cáo Đoàn Giám sát để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang tiếp tục được tăng cường. Qua thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các hạn chế, thiếu sót, không để phát sinh hành vi tham nhũng.
Cảnh Nhật
11:28 23/11/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 22/11/2024, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Gặp mặt tri ân các thế hệ lãnh đạo ngành Thanh tra tỉnh qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam.
Lê Hữu Chính
10:23 23/11/2024Lâm Ánh
10:12 23/11/2024Thái Hải
22:15 22/11/2024Phương Anh
21:53 22/11/2024Hoàng Nam
21:38 22/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang