Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 16/11/2023 - 16:44
(Thanh tra)- Ngày 16/11, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về việc nghiên cứu xây dựng Nghị định Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh (KNPA).
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH
Báo cáo tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4921/VPCP-V.I ngày 4/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Thanh tra Chính phủ (TTCP) chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan thực hiện kiến nghị của Ban Nội chính Trung ương nghiên cứu ban hành Nghị định xử lý VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KNTC, KNPA, TTCP đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất các hành vi vi phạm bị xử phạt VPHC và thẩm quyền xử phạm VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KNTC, KNPA.
Hiện nay, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về hành vi VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KNTC, KNPA bị xử phạt và qua nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan về xử phạt VPHC, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức tập trung vào 3 nhóm hành vi chính.
Nhóm thứ nhất bao gồm các hành vi tập trung đông người tại nơi TCD, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTC để la hét hoặc phát ra những âm thanh gây náo động, ùn tắc giao thông; đập phá các công trình, tài sản tại nơi TCD, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTC, mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng ép người khác để tụ tập đông người để KNTC sai sự thật... Đây là biểu hiện của hành vi gây mất trật tự công cộng. Chế tài để xử lý các hành vi này đã được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhóm thứ hai bao gồm các hành vi dùng cử chỉ, lời nói, hành động xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của cán bộ TCD, giải quyết KNTC, KNPA. Người có hành vi này nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội vu khống hoặc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331, Bộ luật Hình sự). Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy...
Nhóm thứ ba, bao gồm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết KNTC. Các hành vi này đã được quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật TC và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật KN.
Các nghị định này đã quy định chi tiết hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết KNTC có hành vi vi phạm pháp luật và có dẫn chiếu các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để xử lý người có hành vi vi phạm.
Với những lý do trên, tại cuộc họp, các đại biểu đa số đều đồng ý với đề xuất không xây dựng Nghị định Quy định xử lý VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KNTC, KNPA, thay vào đó cần rà soát lại để đưa ra những sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan từ đó có thể bao quát được các hành vi vi phạm có thể phát sinh trong thời gian tới.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy tiếp thu tất cả các ý kiến của các đại biểu, đồng thời khẳng định, các ý kiến tại cuộc họp đã làm rõ hơn tình hình, hành vi vi phạm trong thực tiễn về lĩnh vực này; vì vậy cần rà soát kỹ lại các hành vi vi phạm, nếu chưa quy định hết sẽ đề xuất Chính phủ giao các cơ quan liên quan chủ trì rà soát, cố gắng quy định các hành vi vi phạm trên thực tiễn trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân