Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đánh giá lại hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giải quyết KNTC

Thứ ba, 07/07/2015 - 06:20

(Thanh tra)- Ngày 6/7, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến góp ý của các lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội, bộ, ngành T.Ư; cán bộ nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước phụ trách ngành Thanh tra; nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP), nhằm hoàn thiện Dự thảo Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thái Hải

Tham dự có các Phó Tổng Thanh tra: Trần Đức Lượng, Lê Tiến Hào, Ngô Văn Khánh và Lê Thị Thủy.

Phát biểu tại buổi họp, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành Thanh tra luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Thanh tra nhìn chung vẫn chưa theo kịp những yêu cầu ngày càng cao của quản lý Nhà nước, chưa đáp ứng hết những đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng vẫn còn hạn chế. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra cũng như đáp ứng các yêu cầu mới, đã đến lúc cần có nhận thức mới về vị trí, vai trò của công tác thanh tra; về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước theo tinh thần của Hiến pháp mới.

Dự thảo Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra giai đoạn 2025 tầm nhìn 2035 đã được xây dựng và hoàn thiện với mục tiêu phát triển và các giải pháp nhiệm vụ cho 2 giai đoạn. Giai đoạn trước mắt đến 2025 và giai đoạn sau năm 2025 đến năm 2035.

Giai đoạn 1 tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các mặt công tác, đặc biệt là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Xây dựng và tăng cường tính hệ thống của ngành Thanh tra theo hướng quản lý tập trung, thống nhất đối với cơ quan thanh tra địa phương; các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra trong quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính chuyên nghiệp, tính trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra.

Giai đoạn 2, thực hiện xây dựng ngành Thanh tra theo hướng quản lý tập trung, thống nhất dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Ủy ban Thanh tra - Chống tham nhũng thực hiện việc chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chính quy, hiện đại, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Thái Hải

Về quan điểm, xây dựng cơ quan thanh tra Nhà nước có thực quyền, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng và từng bước được đổi mới theo hướng: Thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực khác trong các cơ quan nhà nước ở các cấp hành chính; thanh tra các ngành, lĩnh vực hướng trọng tâm vào việc phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực

Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá cao việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành, coi đây thực sự là một việc đầy tâm huyết của lãnh đạo TTCP và đồng tình với kết cấu của bản dự thảo, kết cấu hợp lý, nội dung phù hợp với nghị quyết Chính phủ, quan điểm xây dựng Chiến lược đã bám sát nghị quyết T.Ư.

Tuy nhiên, đa số đại biểu đều cho rằng, cần đánh giá lại các mặt hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vướng mắc trong việc phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu lực và hiệu quả đó. Các đại biểu cũng lưu ý đến quan điểm xây dựng, mục tiêu xây dựng Chiến lược ngành, đặc biệt là thẩm quyền của ngành Thanh tra.

Kết luận cuộc họp, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thay mặt TTCP cảm ơn và tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu. Đồng thời, đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết các các vị nguyên là lãnh đạo ngành Thanh tra. Các ý kiến sẽ được Tổ biên tập điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh để xây dựng ngành Thanh tra có hiệu quả, hiệu lực và có địa vị pháp lý hơn.

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm