Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 20/09/2015 - 11:00
(Thanh tra)- Hơn 70% đơn thư của công dân có liên quan tới đất đai, giải phóng mặt bằng, do vậy tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) là công việc phức tạp của hoạt động thanh tra. Thời gian qua, Quảng Ninh là đơn vị nằm trong “top” đầu của cả nước làm tốt công tác này. Ông Lê Văn Ánh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm với PV Báo Thanh tra.
Ông Lê Văn Ánh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thế Lữ
- Xin ông cho biết, tiếp xúc lần đầu với đối tượng KNTC thì phải có có thái độ ứng xử như thế nào?
+ Trước hết người tiếp công dân phải có thái độ ân cần, tôn trọng và lắng nghe. Việc gần gũi với dân, lắng nghe và tôn trọng dân phần nào giảm bớt bức xúc ở họ. Không được kỳ thị, hay có thái độ “dị ứng” với họ. Việc giải thích phải có căn cứ pháp luật rõ ràng, đúng nội dung yêu cầu, không chung chung, không né tránh những vấn đề người dân đặt ra. Dám nhận trách nhiệm về những việc làm thiếu sót của mình, của đồng nghiệp... Kiến nghị, phản ánh của công dân phải có thời hạn giải quyết. Những trường hợp quá thời hạn cần giải thích rõ cho dân biết về nguyên nhân.
- Ông có thể nói quan điểm giải quyết cũng như trách nhiệm của các cấp lãnh đạo?
+ Xác định tiếp công dân và giải quyết KNTC, đặc biệt là KNTC đông người, phức tạp, kéo dài là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và trở thành ý thức tự giác, chủ động và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp. Luôn đảm bảo sự công bằng và vận dụng nguyên tắc có lợi nhất cho người dân, giải quyết đến tận cùng sự việc; giải quyết đúng thẩm quyền ngay tại cơ sở, tìm giải pháp để đồng thuận với dân.
Về trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để giải quyết dứt điểm từng vụ việc, cố gắng đảm bảo về thời hạn giải quyết theo quy định, nếu chậm phải có văn bản nói rõ lý do và hẹn thời hạn cụ thể. Lãnh đạo phải nắm chắc nội dung vụ việc, hiểu rõ thực tế, không tự suy diễn khi chưa có đủ căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn. Thường xuyên bám sát cơ sở, xuống tận hiện trường, kiên trì lắng nghe, kiên trì giải thích, tiếp thu ý kiến đúng để có chỉ đạo giải quyết đúng. Đặc biệt không ban hành văn bản khi chưa kiểm tra trực tiếp tại hiện trường.
Về quan điểm sai đâu sửa đấy. Trường hợp qua tiếp công dân và giải quyết đơn thư nếu phát hiện chính quyền sai, người dân đúng thì phải nhanh chóng, kịp thời sửa chữa, khắc phục, giải quyết ngay quyền lợi hợp pháp cho công dân. Đồng thời, cơ quan, cán bộ nào làm sai phải trực tiếp công khai xin lỗi người dân.
- Trong quá trình giải quyết KNTC, việc khai thác thông tin đa chiều có vai trò quan trọng như thế nào thưa ông?
+ Phải thiết lập để nắm bắt các thông tin liên quan đến các vụ việc đông người thông qua các kênh: Công an, thanh tra, báo chí, phản ánh của người dân... thường xuyên và hàng ngày. Những vụ việc đông người phát sinh thì cập nhật hàng giờ. Chủ động bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình, khi có dấu hiệu phát sinh thành “điểm nóng”, phải kịp thời thông báo với lãnh đạo và đề xuất hướng giải quyết. Chủ động làm việc với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin về những vụ việc KNTC phức tạp, đó là kênh quan trọng để chuyển tải việc giải thích và vận động công dân có nhận thức và thái độ tích cực trước vụ việc. Thiết lập cơ sở dữ liệu về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC; đảm bảo kênh thông tin thường xuyên với Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Ban Tiếp dân Trung ương; Công an TP Hà Nội luôn luôn thông suốt để giải quyết những vụ việc công dân Quảng Ninh có mặt tại Hà Nội.
- Để thuyết phục hoàn toàn người KNTC, công tác đối thoại phải kiên trì, đồng thời phải mời cả luật sư tham gia đối thoại với vai trò phản biện, đây là một trong những kinh nghiệm quý mà Thanh tra Quảng Ninh đã có được, đúng vậy không thưa ông?
+ Phải kiên trì đối thoại từ cấp cơ sở, đến huyện, đến tỉnh. Nguyên tắc, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, kết quả giải quyết vụ việc. Phải nắm rõ bản chất vụ việc để đối thoại với người đại diện, người đứng đầu, đối thoại theo nhóm, tránh đối thoại tập trung quá đông khó kiểm soát tình hình. Khuyến khích và có chế độ thích đáng đối với việc hòa giải các vụ việc tại cơ sở. Quan điểm trong đối thoại là tìm ra căn cứ pháp lý (dù là yếu) để có cơ hội vận dụng chính sách có lợi nhất cho người dân với thái độ thân thiện, trách nhiệm cao nhất. Mời luật sư tham gia đối thoại với vai trò phản biện cũng là cách để cho người dân thấy các phương án giải quyết đã chặt chẽ, thấu tình đạt lý hay chưa, quyền lợi của người KNTC đã được giải quyết đầy đủ theo quy định của pháp luật hay chưa. Từ đó người KNTC sẽ hài lòng với kết quả giải quyết.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền