Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP

Phương Anh

Thứ ba, 16/06/2020 - 17:47

(Thanh tra)- Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Quyết định số 391/QĐ-TTCP về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) và Tổ giúp việc.

Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP là đầu mối trực tiếp tham mưu giúp Tổng TTCP thực hiện công tác CCHC của cơ quan TTCP và ngành Thanh tra. Ảnh: PA

Theo đó, Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP là đầu mối trực tiếp tham mưu giúp Tổng TTCP thực hiện công tác CCHC của cơ quan TTCP và ngành Thanh tra.

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP là đầu mối trực tiếp giúp Ban Chỉ đạo thực hiện những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC nêu rõ, Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo được thảo luận công khai trước khi kết luận và trình Tổng TTCP quyết định.

Về nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC hàng năm, từng giai đoạn của TTCP và ngành Thanh tra trình Tổng TTCP xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, giúp Tổng Thanh tra đẩy mạnh công tác CCHC; xây dựng thể chế, cải cách TTHC của TTCP và ngành Thanh tra, hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, chữ ký số; triển khai áp dụng có hiệu quả Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Thực hiện CCHC công đảm bảo kinh phí hoạt động trong cơ quan, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đồng thời, tổ chức thực hiện chấm điểm CCHC của TTCP theo Bộ Chỉ số CCHC do Bộ Nội vụ ban hành. Thẩm định báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm xác định chỉ số CCHC của các cục, vụ, đơn vị theo Bộ Chỉ số CCHC của TTCP. Thông báo kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của các đơn vị và tham mưu giúp Tổng TTCP có căn cứ để đánh giá, phân loại trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả của bộ phận một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ.

Đồng thời, giúp Tổng TTCP tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác CCHC theo yêu cầu của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và một số cơ quan liên quan. Triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác CCHC của TTCP.

Theo Quyết định số 391/QĐ-TTCP, Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc TTCP cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ CCHC; kiểm tra việc thực hiện công tác CCHC tại cục, vụ, đơn vị; tham gia đoàn kiểm tra do thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đi kiểm tra tại các địa phương, bộ, ngành.

TTCP giao Văn phòng (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ tham mưu xây dựng các báo cáo, kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, đề xuất sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo đảm bảo đúng quy định.

Tổ giúp việc là đầu mối trực tiếp giúp Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo những công việc liên quan đến công tác CCHC. Tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác CCHC của từng lĩnh vực…

Trước đó, TTCP đã ban hành Quyết định số 341/QĐ-TTCP về việc thành lập Ban Chỉ đạo CCHC và Tổ giúp việc, trong đó Phó TTCP Trần Ngọc Liêm làm Trưởng ban.

Kết quả chỉ số CCHC của TTCP năm 2019, TTCP đạt 86,5/100 điểm (nếu xếp hạng TTCP đứng thứ 6/18 bộ, ngành) tăng 5,4 điểm so với năm 2018 và tăng 11,3 điểm so với năm 2017. Giá trị của các chỉ số theo từng lĩnh vực đều có kết quả tăng so với năm 2018, 2017 như: Công tác chỉ đạo điều hành, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm