Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/07/2015 - 20:22
Sẽ có 100 luật sư, luật gia tham gia tư vấn pháp lý cho công dân đến khiếu nại tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.
Đất đai là lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ảnh minh họa. ((Nguồn: TTXVN)
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị triển khai kế hoạch luật sư, luật gia tư vấn pháp lý cho công dân đến khiếu nại tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, chiều 1/7, tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13 và Hiến pháp năm 2013 là giám sát và phản biện xã hội.
Thời gian qua, với sự thống nhất của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký thỏa thuận với các Bộ, ngành thực hiện việc giám sát trên nhiều lĩnh vực, trong đó chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam về việc giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp trong thời gian qua là do nhiều người dân chưa hiểu biết về pháp luật. Do đó, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân trong việc khiếu nại, tố cáo là hết sức quan trọng.
Theo chương trình phối hợp giữa 5 cơ quan, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ cung cấp các luật sư tư vấn miễn phí cho người dân đến khiếu kiện tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương khi người dân có yêu cầu; đồng thời, người dân nào có nhu cầu tư vấn có thể đến Hội Luật gia Việt Nam để được trợ giúp.
Sau hội nghị, các bên liên quan sẽ tiến hành việc tư vấn pháp lý cho công dân đến khiếu nại tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội. Việc triển khai ở Hà Nội sẽ là mẫu để thống nhất quy trình hướng dẫn phổ biến thực hiện đến các tỉnh, thành phố trong cả nước, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha nhấn mạnh.
Khẳng định việc đội ngũ luật sư, luật gia thực hiện trợ giúp pháp lý đối với cộng đồng là hết sức ý nghĩa, ông Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu rõ: Đây là lần đầu tiên có sự tham gia đông đảo, có tổ chức của các luật sư đối với công tác này.
Đối tượng trợ giúp pháp lý của các luật sư là cá nhân, tập thể đến khiếu nại, tố cáo về nhiều vụ việc kéo dài, phức tạp, có quan hệ pháp lý đan xen, đã được giải quyết qua nhiều cấp nhưng người dân chưa đồng ý. Do vậy, khi tiến hành trợ giúp pháp lý, các luật sư cần lắng nghe ý kiến của người dân, tìm hiểu rõ các quan hệ pháp lý đối với từng vụ việc, xác định quyền, nghĩa vụ của các bên để giải thích, tư vấn một cách thấu tình đạt lý.
Việc tư vấn pháp lý cho công dân là hoạt động độc lập, nhằm khẳng định uy tín của bản thân mỗi luật sư và Liên đoàn luật sư Việt Nam. Vì vậy, với tinh thần, trách nhiệm cao, mỗi luật sư cần thực hiện đầy đủ quy chế của Trụ sở tiếp công dân Trung ương; bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và công dân; tăng cường phối hợp tốt với các cơ quan Nhà nước, tạo được sự tin cậy của nhân dân. Đồng thời, các luật sư có thể đóng góp ý kiến cho cơ quan chủ trì để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới.
Theo ông Đỗ Ngọc Thịnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã lựa chọn được hơn 100 luật sư chủ yếu hoạt động tại Liên đoàn luật sư thành phố Hà Nội để hỗ trợ cho Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội. Việc thực hiện sẽ có sự đôn đốc, giám sát và rút kinh nghiệm để công tác này có chất lượng ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ cho rằng sự tham gia của 100 luật sư vào công tác tiếp công dân có ý nghĩa chính trị quan trọng.
Các luật sư tham gia hoạt động này cần có sự phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan; tích cực tư vấn cho công dân và cán bộ tiếp công dân; đặt mình vào vị trí của công dân để tìm ra cách giải quyết. Ông Điệp cũng đề nghị có sự tham gia của các luật sư tại các buổi tiếp công dân định kỳ của Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ để tăng cường tính phản biện cho công tác này.
Hội nghị này là một trong những hoạt động thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, đã được ký kết ngày 11/11/2014.
Theo đó, một trong những hoạt động được chương trình đề ra là thông qua phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của công dân, phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; phát hiện nhu cầu và thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho những người thuộc diện trợ giúp pháp lý./.
Theo Phúc Hằng/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh An Giang cho biết, trong tháng 11/2024, Thanh tra tỉnh và thanh tra các sở đã triển khai thực hiện 7 cuộc thanh tra. Qua thanh tra, phát hiện các vi phạm, kiến nghị xử lý hành chính 72 cá nhân…
Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình