Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy định người dân bắt buộc hiến máu chỉ là giả định

Thứ bảy, 14/01/2017 - 14:05

(Thanh tra)- Báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với Dự án Luật về máu và tế bào gốc Bộ Y tế gửi Bộ Tư pháp thẩm định có nội dung “quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu và nội dung quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”. Ngay lập tức, thông tin này nhận được nhiều phản ứng trái triều từ dư luận. Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ Y tế, đây chỉ là một phương án giả định trong quá trình xây dựng luật.

Trong Dự thảo Bộ Y tế cấm các hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác hiến máu. Ảnh: PA

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị, Bộ Y tế đưa ra hai giải pháp vận động hiến máu: Bắt buộc và tự nguyện, để tham khảo. Bộ Y tế nêu quan điểm ủng hộ hiến máu tự nguyện và khẳng định đưa phương án này vào dự luật vì phương án hiến máu tự nguyện "phù hợp với thực tiễn, với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém cho Nhà nước và xã hội”.

Ông Quang cũng khẳng định, trong Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế chưa đề cập gì đến đề xuất công dân bắt buộc hiến máu năm một lần mà vẫn trên cơ sở hiến máu tình nguyện. Quan điểm xây dựng luật hiện nay là phải dựa trên bằng chứng về mặt khoa học. Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tự nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tự nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định. Trường hợp này giả định là hiến máu bắt buộc.

Để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã ban hành Luật Hiến máu hoặc các luật khác có liên quan đến hiến máu tình nguyện không lấy tiền. Sau khi Luật Hiến máu được ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị ở những quốc gia này đã cơ bản được giải quyết. Còn theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới, tại mỗi quốc gia, để đáp ứng nhu cầu máu điều trị cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm.

Với dân số 90 triệu người, Việt Nam cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu mỗi năm. Năm 2016, cả nước tiếp nhận khoảng trên 1,3 triệu đơn vị máu (đáp ứng 66% nhu cầu về máu và tỉ lệ hiến máu đạt 1,4% số dân hiến máu). Hiện nay, phong trào hiến máu tình nguyện đang lan rộng trong thanh thiếu niên, nhiều tầng lớp người dân. Nếu đẩy mạnh thêm kinh phí cho tuyên truyền, thúc đẩy hiến máu tình nguyện, khi nào đạt tỷ lệ chiếm 2% dân số hiến máu thì phong trào hiến máu đạt ngưỡng thỏa mãn nhu cầu điều trị của người dân.

Theo Bộ Y tế, khi đưa ra khảo sát, cả hai giải pháp trên đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước, mà chỉ tăng chi cho quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), với mức tăng bình quân khoảng 500 tỉ đồng/năm. Cụ thể, nếu việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân, mỗi năm nước ta sẽ có khoảng 46 triệu đơn vị máu, lượng máu dư thừa sẽ lên tới gần 28 triệu đơn vị máu. Thực hiện chính sách này, thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỉ đồng. Nếu quy định việc hiến máu là tự nguyện và có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm, thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỉ đồng, trong đó quỹ BHYT sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỉ đồng/năm và chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỉ đồng để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỉ đồng cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu. Do đó, Bộ Y tế đề xuất lựa chọn giải pháp 2 vì phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Để thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo hHiến máu nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có kế hoạch phê duyệt và triển khai kế hoạch đến năm 2020, bằng các thể chế, cơ chế chính sách, thúc đẩy hiến máu tình nguyện. Mục tiêu đặt ra sẽ đạt được 2% dân số tham gia hiến máu thì sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị cho những bệnh nhân cần máu. Và để không làm ảnh hưởng đến phong trào hiến máu tự nguyện hiện nay, trong Dự thảo Bộ Y tế cấm các hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác hiến máu.

Dự kiến Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật này vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2018.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất