Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/12/2017 - 14:09
(Thanh tra)- Luật Tiếp công dân quy định, cán bộ tiếp dân được quyền từ chối tiếp người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Nhưng, quy định này dường như chỉ nằm trên giấy. Đó là một trong những bất cập được nêu ra tại Hà Nội tổng kết 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân.
Công dân vi phạm nội quy tiếp dân: Khó xử lý
Trong những năm gần đây, công dân đến các cơ quan Nhà nước để khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị có xu hướng giảm, nhưng tình hình diễn biến phức tạp, gay gắt.
Đặc biệt, tình trạng công dân có thái độ gay gắt, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Các công dân thường xuyên vi phạm nội quy Trụ sở Tiếp công dân như chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức tiếp công dân, la hét, hô khẩu hiệu gây mất an ninh, trật tự.
Một số đối tượng còn đập phá cổng, dựng lều và để thùng xin tiền trước cổng Trụ sở gây sự chú ý của người đi đường. Thậm chí, đã xảy ra nhiều vụ việc công dân xô xát, đánh và đe dọa cán bộ tiếp công dân như bao vây, túm áo, xô đẩy, chặn xe, đe dọa, thậm chí là dùng dao chém cán bộ tiếp dân…
Theo Khoản 2, Điều 9, Luật Tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân được từ chối tiếp "người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân”.
Khoản 6, Điều 8 cũng quy định, cán bộ tiếp dân có quyền “yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Luật quy định là vậy, nhưng để thực hiện lại thiếu quy định cụ thể, nên dường như không thể xử lý vi phạm hành chính đối với công dân khi vi phạm nội quy tiếp công dân.
Trước tình hình khiếu kiện phức tạp, ông Nguyễn Tiến Nhường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, cần có kế hoạch nắm bắt các điểm khiếu kiện phức tạp, đông người. Cơ quan Công an cũng phải có biện pháp quản ý, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động, lôi kéo, xúi giục người khác khiếu kiện trái pháp luật và lợi dụng quyền dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, xúc phạm, chống người thi hành công vụ, không để bị động bất ngờ
Ở góc độ hoàn thiện thể chế pháp luật, theo Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, cần ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương tại nói tiếp công dân.
Thông báo chấm dứt giải quyết vẫn không thể từ chối tiếp dân
Khoản 1, Điều 9, Luật Tiếp công dân quy định rõ, cán bộ tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong trường hợp “người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Song, cán bộ tiếp công dân rất khó nhận diện được trường hợp này vì việc xác định phải căn cứ vào bệnh án và thuộc thẩm quyền của cơ quan y tế. Nếu công dân không cung cấp những giấy tờ này thì cán bộ tiếp công dân không có cơ sở để từ chối tiếp. “Trong trường hợp này, việc tiếp công dân không hiệu quả và có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của người tiếp công dân”, Thanh tra Chính phủ đánh giá.
Ngoài ra, theo quy định của Khoản 3, Điều 9, Luật Tiếp công dân thì cán bộ, công chức tiếp công dân có quyền từ chối tiếp trường hợp “người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài”.
Theo Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, rất khó thực hiện quy định này. Rất nhiều trường hợp đã có thông báo chấm dứt giải quyết hay đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, công dân vẫn cố tình khiếu nại với thái độ hết sức gay gắt, dù không đưa ra được bằng chứng mới, không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu chứng cứ chứng minh. Nhưng, cán bộ tiếp công dân vẫn không thể từ chối việc tiếp.
Nhiều bộ, ngành, địa phương cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tiếp công dân theo hướng quy định cụ thể căn cứ từ chối tiếp công dân để bảo đảm tính khả thi. Còn trước mắt, theo ông Nguyễn Tiến Nhường, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để công dân thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; công khai kết quả, quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã có thông báo chấm dứt thụ lý, giải quyết.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình