Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước

Thái Hải

Thứ tư, 20/01/2021 - 20:45

(Thanh tra) - Đó là đề tài khoa học cấp bộ do TS. Lưu Bình Nhưỡng, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ nhiệm được Hội đồng Tuyển chọn đề tài khoa học Thanh tra Chính phủ phê duyệt nghiên cứu vào ngày 20/1. Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh chủ trì Hội đồng.

TS. Lưu Bình Nhưỡng thuyết minh đề tài nghiên cứu tại Hội đồng. Ảnh: TH

Theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, trong những năm qua, vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thẩm quyền người đứng đầu chỉ đạo điều hành về thủ tục, quy trình công tác cán bộ, làm sao để đảm bảo được công khai, minh bạch, vận hành đúng nguyên tắc “tập trung, dân chủ” không can thiệt thô bạo, vượt thẩm quyền trong công tác cán bộ.

Thách thức đối với người đứng đầu và cán bộ tham mưu đề xuất thuộc cơ quan được giao thực hiện công tác cán bộ ở các cấp không nhỏ. Họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được phân công và nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, hay kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ cán bộ. Việc kiểm soát quyền lực không chỉ là chế tài đủ mạnh mà còn tác động trực tiếp đến nhận thức của những người có chức quyền, đặc biệt là những người có quyền hạn trong công tác cán bộ, đồng thời còn điều chỉnh được nhận thức và hành vi của những đối tượng đang có ý định chạy chức, chạy quyền.

Chính vì vậy mà Đảng xác định công tác cán bộ là một loại quyền lực cần được kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát hành vi chạy chức, chạy quyền gắn cới công tác cán bộ, kiểm soát hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

Mặt khác, trong thời gian qua, quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ ở nước ta nhìn chung chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không ít trường hợp chưa bị kiểm soát và việc làm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực, tham nhũng, lợi ích nhóm vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, gây nhức nhối, bất bình trong xã hội. Nó lan rộng vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong công việc quản lý, quản trị quốc gia, trong các lĩnh vực được cho là trong sạch, thiêng liêng nhất như giáo dục, y tế, an tinh quốc gia, chính sách đền ơn đáp nghĩa.

“Dù đã có nhiều quy định về tiêu chuẩn, về những điều không được làm, về quy trình, quy hoạch khá bài bản, chặt chẽ trong lựa chọn cán bộ vẫn còn để xẩy ra không ít trường hợp cán bộ không đủ tiêu chuẩn vẫn vào bộ máy lãnh đạo, kể cả ở cấp cao” - ông Nhưỡng cho biết.

Điều đáng lo ngại hơn, các dạng lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ lại đang bị biến tướng một cách tinh vi, phức tạp và khó nhận biết hơn trước. Mặc dù Điều lệ Đảng đã khẳng định: “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, nhưng đến nay vẫn chưa cụ thể hóa quan điểm, nguyên tắc này để Đảng thực sự cầm quyền và hoạt động theo pháp luật nên trong một số trường hợp, có lúc, có nơi pháp luật của Nhà nước không hiệu lực bằng quy định nội bộ, rồi quy định nội bộ không hiệu lực bằng bút phê của lãnh đạo, bút phê của lãnh đạo không hiệu lực bằng khẩu dụ của cá nhân người lãnh đạo…

Hội đồng Tuyển chọn đề tài khoa học Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TH

Vấn nạn này ngày càng trở nên phổ biến không chỉ gây nhiều hệ lụy trong công tác cán bộ, gây bức xúc trong dư luận xã hội mà còn giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.

Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu đề tài, ông Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám định, thẩm định và xử lý sau thanh tra khẳng định: Thuyết minh đề tài đã luận giải lý do cần nghiên cứu về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng.

Tuy nhiên, theo ông Toàn đề tài cần rà soát lại để tránh trùng lặp khi luận giải tính cấp thiết của đề tài. Đồng thời, Chủ nhiệm Đề tài cần luận giải để làm rõ thêm lý do chọn đối tượng nghiên cứu trong cơ quan hành chính Nhà nước chứ không phải là cán bộ cơ quan Nhà nước nói chung.

Về nội dung nghiên cứu, ông Toàn đề xuất Ban Chủ nhiệm bổ sung thêm việc nghiên cứu về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước, so với công tác này tại các cơ quan Nhà nước khác thì có những điểm gì chung, điểm gì khác nhau nhằm làm nổi bật nội dung nghiên cứu tại các phần sau.

Ông Đỗ Đức Toàn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đánh giá cao về tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, đề tài nên chăng bổ sung đối tượng nghiên cứu là những lý thuyết kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay.

Đề tài cũng cần tiếp cận nghiên cứu các vấn đề cụ thể như nguy cơ lạm dụng, làm không đúng quy trình, trách nhiệm, bổ nhiệm cán bộ sai… hoặc rộng hơn là trong công tác khác của hoạt động công vụ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đánh giá sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, mục tiêu rõ ràng, đối tượng, phạm vi nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên ông Tuấn cho rằng, cần cân nhắc tên gọi đề tài, bởi hẹp hơn so với nội dung nghiên cứu. Về nội dung, cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước cần phải làm sáng tỏ nội dung kiểm soát quyền lực là gì? Các yếu tố cấu thành?

Bên cạnh đó, thực trạng và giải pháp kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước mới dừng lại ở nội dung khái quát, chưa có nội dung cụ thể. Tuy nhiên, tại nội dung 3 về giải pháp cần cân nhắc tên nội dung và bổ sung quan điểm của Đảng, Nhà nước về kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Kết luận, Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh khẳng định, đề tài hết sức cần thiết, nội dung kết quả nghiên cứu có triển vọng áp dụng tốt vào thực tiễn, có tác động tích cực tới công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý cán bộ nói riêng. Mục tiêu tương đối đầy đủ rõ ràng; phạm vi nghiên cứu được xác định rõ…

Đồng thời đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng để hoàn chỉnh nghiên cứu đề tài.

Trên cơ sở những kết quả đạt được của thuyết minh, Hội đồng nhất trí thông qua phê duyệt nghiên cứu đề tài.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm