Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/11/2015 - 08:18
(Thanh tra)- Là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 06/2015/TT- TTCP quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ (TTCP). Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 8/12/2015.
Vụ Pháp chế giúp Tổng Thanh tra xây dựng đề mục
Theo quy định tại Mục II, Chương II của Thông tư 06, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền pháp điển của TTCP thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản do TTCP ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; pháp điển đối với quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề về thanh tra, tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Về trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc TTCP, Điều 11 Thông tư quy định, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Tổng TTCP lập đề nghị xây dựng đề mục; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Tổng TTCP ban hành kế hoạch chung để thực hiện pháp điển và phân công đơn vị thực hiện; ký hợp đồng và quản lý đội ngũ cộng tác viên thực hiện pháp điển.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc TTCP có trách nhiệm cử công chức phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; phối hợp với Vụ Pháp chế trong trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong văn bản do mình soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do mình chủ trì soạn thảo, để xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi sắp xếp các quy phạm pháp luật vào đề mục.
Nội dung, trình tự, thủ tục pháp điển văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 29/4/2014 về hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Điều 13 quy định, các loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của TTCP gồm văn bản quy phạm pháp luật do Tổng TTCP ban hành dưới hình thức Thông tư, Thông tư liên tịch với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
Kiểm tra văn bản trong 3 ngày làm việc
Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm làm đầu mối, giúp Tổng TTCP tổ chức tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Tổng TTCP quy định tại Điều 13 Thông tư này; tổ chức tự kiểm tra văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo và đề xuất hình thức xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật; gửi thông báo đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc TTCP hoặc kiến nghị Tổng TTCP thông báo tới đơn vị ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để tổ chức tự kiểm tra đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó; tham gia xử lý và giải trình; theo dõi kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc TTCP.
Trường hợp đơn vị đã ban hành văn bản không kiểm tra, xử lý hoặc kết quả xử lý không đáp ứng yêu cầu của Tổng TTCP thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng TTCP biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản có nội dung trái pháp luật.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc TTCP có trách nhiệm tự tổ chức, kiểm tra hoặc phối hợp với Vụ Pháp chế tiến hành tự kiểm tra đối với các văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 13 Thông tư này; phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo và dự thảo nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư này.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo được ban hành hoặc kể từ ngày Vụ Pháp chế tiếp nhận văn bản kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản.
Đối với văn bản khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, người kiếm tra lập hồ sơ gồm: Cơ sở pháp lý để kiểm tra; phiếu kiểm tra văn bản theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Thông tư số 20/2010/TT-BTP); văn bản được kiểm tra; báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (nội dung Báo cáo kết quả tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản làm cơ sở pháp lý đế xác định nội dung trái pháp luật; dự thảo văn bản xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật; dự thảo văn bản bổ sung, sửa đổi, thay thế (nếu có); các tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý văn bản.
Trong quá trình Vụ Pháp chế tiến hành tự kiểm tra văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình các vấn đề liên qụan đến nội dung văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Vụ Pháp chế trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà