Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng ngành Thanh tra vững mạnh cần sự góp sức của từng cán bộ, CC, VC

Thứ năm, 15/09/2011 - 23:17

(Thanh tra)- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc bổ nhiệm lại đồng chí Lê Tiến Hào giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Là người gắn bó với nhiều công tác quan trọng của ngành, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Lê Tiến Hào đã dành cho phóng viên Báo Thanh tra cuộc trò chuyện nhân dịp này.

Phó Tổng Thanh tra Thường trực Lê Tiến Hào

+ Đồng chí Phó Tổng Thanh tra có thể điểm lại chặng đường 5 năm gắn bó nhiều nhất với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC)?

- Tôi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại giữ cương vị Phó Tổng TTCP. Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm lớn đối với tôi. Từ khi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lần đầu ngày 13/4/2006, tôi đã được giao phụ trách nhiều mảng công tác khác nhau: Phụ trách công tác tiếp dân, xử lý đơn thư KN,TC; công tác giải quyết KN,TC và thanh tra khối địa phương (63 tỉnh, TP), công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, báo chí... Nhìn lại chặng đường hơn 5 năm qua, tôi rất vui khi nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo TTCP, của các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan TTCP và ngành Thanh tra để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp sức vào sự  phát triển chung của ngành Thanh tra.

Đúng là 5 năm qua, lĩnh vực tôi gắn bó nhiều nhất là công tác giải quyết KN,TC. Trong thực tế, công tác giải quyết KN,TC từ nhiều năm nay diễn biến khá phức tạp. Tổng hợp chưa đầy đủ, sau 5 năm thực hiện Luật KN,TC, các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương tiếp nhận 628.305 đơn KN, đã giải quyết đạt 93,42%; tiếp trên 1.761.944 lượt công dân. Thông qua giải quyết KN, các cơ quan hành chính Nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 243 tỷ đồng; 1.530,51ha đất; xem xét, giải quyết quyền lợi cho công dân 4.360 tỷ đồng và 1.532,71 ha đất; minh oan cho 5.552 người. Theo đánh giá của Chính phủ, công tác giải quyết KN,TC đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về xây dựng thể chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết KN,TC. Tuy nhiên, công tác giải quyết KN,TC cũng còn nhiều bất cập, hạn chế, thiết sót, còn nhiều vấn đề vướng mắc cả trong qui định của pháp luật và trong thực tiễn cần phải được tháo gỡ.

+ Để đạt được kết quả trên, cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, nhất là ngành Thanh tra. Xin Phó Tổng Thanh tra chia sẻ các kinh nghiệm quý trong công tác giải quyết KN,TC?

- Có được kết quả đó, đầu tiên là do công tác chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Thủ tướng Chính phủ. Điều đó thể hiện rất rõ qua Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về lãnh đạo thực hiện một số giải pháp quan trọng tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các cơ quan của Nhà nước trong công tác giải quyết KN,TC; Thông báo 307-TB/TW ngày 10/2/2010 của Ban Bí thư Trung ương; Quyết định số 858/QĐ-TTg về Đề án đổi mới công tác tiếp dân của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy, của thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước đã được nâng lên rõ rệt. Các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, trong đó cơ quan Thanh tra giữ vai trò nòng cốt. Cụ thể như sau khi nhận được Thông báo số 130-TB/TW của Bộ Chính trị, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP đã ban hành Chương trình hành động, Kế hoạch 345/KH-TTCP thực hiện Thông báo Kết luận số 130; tổ chức Hội nghị quán triệt đến chủ tịch UBND, chánh thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, chánh thanh tra các bộ, ngành Trung ương

 Thứ ba là việc kiểm tra, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm được tăng cường đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết KN,TC. Trong 5 năm qua, các cơ quan Thanh tra đã triển khai hàng chục cuộc thanh tra trách nhiệm chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành Trung ương; tiến hành 23.489 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với 35.597 giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã; chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong việc chấp hành pháp luật về KN,TC.

Ngoài ra, trong nhiều năm liên tục, TTCP đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết KN,TC tại các địa phương, bộ, ngành; tập trung ở những địa phương, đơn vị thường xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp, có nhiều vụ việc KN,TC tồn đọng. Theo đó, đầu năm 2009, TTCP ban hành Kế hoạch 319/KH-TTCP về việc kiểm tra, rà soát các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; thành lập các Tổ công tác về các tỉnh, TP để vừa hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, vừa phối hợp với địa phương kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ việc bức xúc, kéo dài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có những biện pháp giải quyết kịp thời.

 Bên cạnh đó là việc tham mưu, tích cực giải quyết của cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành, là sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội… Đây là những nỗ lực lớn của ngành và cũng là những kinh nghiệm quý trong lĩnh vực giải quyết KN,TC.

+ Giữ cương vị Phó Tổng Thanh tra ở nhiệm kỳ mới, xin đồng chí cho biết những định hướng trong việc xây dựng, phát triển và thực hiện nhiệm vụ của ngành?

- Nhìn lại 8 tháng năm 2011, các mặt công tác của ngành Thanh tra đã cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Các mặt thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết KN,TC, phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế và công tác cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác Đảng, đoàn thể đã đạt nhiều kết quả toàn diện, đáng ghi nhận. Cơ quan Thanh tra các cấp đã được củng cố, kiện toàn, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng cán bộ; tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra theo cấp hành chính đã đi vào ổn định.

 Trước mắt, vẫn còn nhiều mặt công việc cần tháo gỡ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra, Nghị định về cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2008 về cơ cấu tổ chức của TTCP, Nghị định thay thế Nghị định 100/2007 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và các Thông tư liên quan. Bên cạnh đó là quan tâm chỉ đạo hoàn thành các kế hoạch năm trong các mặt công tác thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết KN,TC, phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền…

Nhiệm vụ của cơ quan TTCP và ngành Thanh tra trong thời gian tới có thể nói gọn trong một số điểm chính như: Một là, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XI, cụ thể là Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự Đảng TTCP.

Hai là, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ theo qui định của Luật Thanh tra năm 2010; Luật Phòng, chống tham nhũng và tới đây là Luật KN, Luật TC với mục tiêu chất lượng, hiệu quả cao. Đặc biệt, quan tâm công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết KN,TC, phòng, chống tham nhũng….

Ba là, xây dựng ngành với cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao; đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao; tập trung đẩy mạnh học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo 5 tiêu chuẩn người cán bộ thanh tra (đã được cụ thể hóa tại quyết định của Ban cán sự Đảng TTCP); xây dựng văn hóa thanh tra...

Trong tất cả nhiệm vụ để xây dựng ngành Thanh tra vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, điểm mấu chốt, theo tôi là cần có sự góp sức của từng cán bộ, công chức, viên chức.

+Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm