Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ Đường Nhuệ: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an, Thái Bình xử “không có vùng cấm”

Hương Giang

Thứ năm, 23/07/2020 - 18:29

(Thanh tra) - Đến nay, vụ án Đường Nhuệ đã truy tố 3 vụ án, 12 bị can; phục hồi điều tra 1 vụ án, 1 bị can và vẫn đang tiếp tục được mở rộng điều tra.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TN

Sáng ngày 23/7, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 138 (phòng chống tội phạm) và 389 (phòng chống buôn lậu).

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ Đường Nhuệ

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 138, những tháng đầu năm 2020, các lực lượng chức năng đã tập trung điều tra, khám phá nhiều chuyên án lớn, đặc biệt là tội phạm liên quan đến băng nhóm tín dụng đen, xã hội đen… như băng nhóm do Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ) ở Thái Bình, băng nhóm do đối tượng Loan “cá” cầm đầu ở Đồng Nai...

Từ điểm cầu Thái Bình, Nguyễn Khắc Thận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, thực hiện chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo 138 quốc gia (Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình) và Bộ trưởng Công an, Thái Bình đã kiên quyết xử lý triệt để, không có vùng cấm.

Đến nay, vụ án Đường Nhuệ đã truy tố 3 vụ án, 12 bị can và phục hồi điều tra 1 vụ án và 1 bị can.

“Vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra. Qua điều tra, xử lý vụ án Đường Nhuệ được dư luận, nhân dân đồng tình đánh giá rất cao”, ông Thận nhấn mạnh.

Thông qua vụ án này, tỉnh Thái Bình cho rằng, cần phải tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 138, các thành viên của Ban Chỉ đạo phải được phân công gắn trách nhiệm cụ thể.

Tiếp tục nâng cao phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đặc biệt là vai trò của nhân dân trong việc phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; làm tốt công tác điều tra, nắm bắt tình hình; tăng cường phối hợp trong đấu tranh tội phạm như công an, viện kiểm sát, toà án…

“Thông qua vụ án Đường Nhuệ, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo phải chấn chỉnh rà soát để khắc phục những sơ hở thiếu sót trong công tác, ví dụ như quản lý địa bàn, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực đặc biệt là đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất…”, ông Thận nói.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: TN

Từ thực tế đầu tranh tội phạm trên địa bàn, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, việc lắp đặt hệ thống camera giám sát có tác dụng trong phát hiện tội phạm. Vì vậy ông đề nghị quan tâm bố trí kinh phí để lắp đặt hệ thống đồng bộ.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thì lưu ý, sau dịch Covid -19 cùng với các hoạt động kinh tế- xã hội trở lại bình thường thì tội phạm có xu hướng “bung” ra.

Vì vậy, người đứng đầu Bộ Công an đề nghị các bộ, ngành, đại phương thực hiện nghiêm túc các chủ trương, giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.

Trong đó, Đại tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề phòng ngừa tội phạm. Theo ông Tô Lâm, qua sơ kết 5 năm về công tác phòng ngừa tội phạm giết người thấy có đến 96% các vụ giết từ trật tự xã hội, mâu thuẫn bột phát; trên 80% tội phạm chưa có tiền án, tiền sự…

“Nhiều vụ giết người nếu được phát hiện sớm, hoà giải kịp thời mâu thuẫn thì có lẽ không xảy ra những hậu quả đau lòng rất đáng tiếc như con giết mẹ, anh, em cha vào tù”, Đại tướng nói và đề nghị, các cấp quan tâm phát hiện, chủ động hoá giải các mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày ngay từ khi phát sinh không để tích tụ.

Cũng theo Bộ trưởng, trước mắt, cần tập trung trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ các hoạt động kỷ niệm dịp Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp, Đại hội 13 của Đảng.

Triệt phá tận gốc tội phạm có tổ chức

Để công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có được chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

“Nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để tội phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả xảy ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu, báo cáo kết quả lên Trưởng ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà BÌnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TN

Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, phải làm tốt công tác nắm và dự báo tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện quan trọng của đất nước; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng …

Với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, ma túy, tín dụng đen, xã hội đen, tội phạm vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, đất đai, khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, sản xuất, kinh doanh hàng giả... cần tổ chức điều tra triệt phá tận gốc, xử lý nghiêm đối tượng chủ mưu, cầm đầu.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng công an triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm có tổ chức.

“Xử lý nghiêm đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay hoặc thiếu trách nhiệm để tội phạm hoạt động, gắn với trách nhiệm của giám đốc công an địa phương”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bộ Tài chính được yêu cầu làm tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chủ động phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo điều tra, xử lý một số vụ việc điển hình, dư luận quan tâm.

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hóa quy trình; cấp phép, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp bảo đảm đúng thời hạn quy định, không để nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu….

Lãnh đạo Chính phủ cũng nêu rõ, UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng về tình hình an ninh trật tự, về các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của người dân ngay từ cơ sở, không để phát sinh tội phạm và các điểm nóng về an ninh trật tự.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm