Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/06/2012 - 22:34
(Thanh tra)- Sáng ngày 4/6, Quốc hội (QH) đã thảo luận tại hội trường về Đề án Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng: Cần giám sát mạnh mẽ hoạt động của ĐBQH
Không đưa vào chương trình D.A luật không đủ điều kiện
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu thảo luận tại tổ (ngày 28/5) về Đề án, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH cho rằng, để nâng cao chất lượng công tác lập pháp của QH, cần có những giải pháp tổng thể toàn diện, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan.
Nhiều ý kiến tán thành với những đề xuất đổi mới trong hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, thảo luận vấn đề này, có đại biểu cho rằng, Đề án chưa thực sự nêu bật được những giải pháp đổi mới mang tính đột phá.
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, QH còn thụ động, chưa thể hiện rõ vai trò trong việc đề xuất cũng như thẩm định dự án (D.A) luật. Ông Trần Du Lịch băn khoăn về hạn chế lớn nhất là việc thiếu tính đối thoại, tranh luận giữa QH và cơ quan soạn thảo, thẩm tra D.A luật…
Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) nhấn mạnh việc cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì, thẩm tra các D.A luật bằng việc phải đồng hành ngay từ đầu với cơ quan soạn thảo, nhưng phải có quy trình cụ thể để bảo đảm tính độc lập, phản biện của đại biểu (ĐB) QH.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) bổ sung thêm cần phát huy vai trò của các cơ quan của QH trong việc xem xét, chuẩn bị dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ủy ban Pháp luật của QH chủ trì thẩm tra, tổng hợp ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của QH và giúp UBTVQH lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không đưa vào dự kiến chương trình các D.A không đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phải bảo đảm việc thực hiện lời hứa của ĐBQH
Nâng cao chất lượng trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri cũng được nhiều đại biểu đề cập
Về giám sát việc chi tiêu ngân sách hằng năm của bộ, ngành, theo Dự thảo Nghị quyết quy định: “Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH tập trung giám sát việc chi tiêu ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách”.
Đại biểu Vũ Hải Hà (Đồng Nai) quan tâm đến việc giám sát chi tiêu ngân sách hằng năm. Ông cho rằng, việc giám sát không chỉ để phát hiện ra sai sót mà khi thấy có bất hợp lý thì phải điều chỉnh ngay.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) lưu ý QH quyết định ngân sách Nhà nước. Ngay từ kỳ họp giữa năm, QH cần quyết định lĩnh vực nào, ngành nào, D.A nào trọng điểm cần được ưu tiên phân bổ ngân sách trong năm tại khóa sau. Từ đó, Chính phủ thực hiện và QH giám sát. Chứ cứ như hiện nay thì QH chỉ hợp thức hóa những việc đã làm xong.
Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng, còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng), các Ủy ban của QH phải tích cực, chủ động, thường xuyên giám sát chuyên đề; giám sát mạnh mẽ hoạt động ĐBQH. Tuy nhiên, ông đề nghị cần bảo đảm điều kiện cho các ĐBQH hoạt động có như vậy mới nâng cao chất lượng.
Vấn đề tiếp xúc cử tri, đa số ý kiến tán thành việc nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tổ chức nhiều hình thức tiếp xúc cử tri phù hợp, bảo đảm để ĐBQH tiếp xúc với cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú, nơi công tác; tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về cơ chế tài chính và bộ máy giúp việc để thực hiện đổi mới đó. Có ý kiến đề nghị xem xét lại hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp QH.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) băn khoăn vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp khi tiếp xúc cử tri: Có vấn đề còn đề cập chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi; những kiến nghị của cử tri vẫn chưa được giải quyết dứt điểm còn kéo dài. Do đó, phải có quy định bắt buộc trong Đề án về việc phải giải quyết và xem xét trả lời đối với những thắc mắc của cử tri.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cũng đề xuất đổi mới tiếp xúc cử tri theo hướng ngày càng đa dạng cần có quy chế bảo đảm việc thực hiện lời hứa với cử tri của ĐBQH.
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành với việc tăng cường tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của UBTVQH và các cơ quan của QH để nhân dân, cử tri cả nước theo dõi, trực tiếp chất vấn.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(Thanh tra) - Bên cạnh giảm khâu trung gian, xóa bỏ quan liêu bao cấp, quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống "chạy chọt", chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin - cho, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà