Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sáng nay Quốc hội quyết định người điều hành Chính phủ

Thứ năm, 07/04/2016 - 08:43

Người kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đại biểu và nhân dân kỳ vọng sẽ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng trong tuyên thệ nhậm chức.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Giang Huy.

Sáng 7/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Thủ tướng kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về dự kiến nhân sự bầu Thủ tướng, danh sách để sẽ được thông qua. Quốc hội bầu Thủ tướng bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Theo tờ trình của Thường vụ Quốc hội một ngày trước, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử vào vị trí Thủ tướng. Trong thời gian này, các đại biểu khác có quyền ứng cử, đề cử vào chức danh trên. Nếu được Quốc hội bầu, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tuyên thệ sau khi nhậm chức.

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 1/4, đại biểu Bùi Mạnh Hùng kiến nghị, trong các giải pháp cho 5 năm tới Chính phủ cần đặt ra vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí lên vị trí hàng đầu trên cơ sở nhận thức đây là mối nguy đến sự hưng thịnh quốc gia.

Khi tham nhũng không còn dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như tham nhũng về chính sách, cán bộ, vị đại biểu tỉnh Bình Phước này nhấn mạnh tham nhũng không còn đơn lẻ mà có những mối liên kết khá vững chắc, không chỉ ở một cấp, một ngành mà ngày càng đông hơn. Tham nhũng ở một khía cạnh nào đó đã trở thành việc bình thường, trở thành một thông lệ ở một số ngành.

"Như thế thật nguy hiểm cho quốc gia. Tôi mong tân Thủ tướng khi nhậm chức cần có lời tuyên thệ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rất rõ ràng trước tình hình biển Đông. Hãy coi việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí là giặc nội xâm", ông Hùng đề nghị.

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam.

Học xong quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia, ông về làm Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời gian này, ông tiếp tục học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Giai đoạn 1997-2009, ông Phúc làm Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009.

Tháng 3/2006 đến 5/2006, ông làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Hơn một năm từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007, ông là ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11.

Ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng từ tháng 8/2007 đến năm 2011.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011, ông được phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.

27 thành viên Chính phủ

Theo Hoàng Thuỳ - Võ Hải/VnExpress.net

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đề xuất phương án hợp nhất 10 sở, ngành

Bắc Kạn: Đề xuất phương án hợp nhất 10 sở, ngành

(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Trung Hà

21:14 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm