Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Yến
Thứ tư, 29/09/2021 - 18:36
(Thanh tra) - Công tác tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân theo định kỳ và đột xuất, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm và thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Lễ rước y trang về tháp Pô Klong Garai (phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm), một nghi lễ chính trong lễ hội Katê hằng năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn. Ảnh: Minh Trân/https://tuoitre.vn
Đó là nhấn mạnh tại báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào tộc miền núi giai đoạn 2016-2020 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên ký ngày 8/9/2021.
Theo số liệu điều tra 53 DTTS năm 2019, tỉnh Ninh Thuận có 32 DTTS, với 144.200 người, chiếm 24,4% (dân tộc Raglai 70.366 người, chiếm 48,8%; dân tộc Chăm 67.517 người, chiếm 46,82%, dân tộc Cơ ho 3.333 người, chiếm 2,31%; dân tộc Hoa 1.237 người, chiếm 0,86%; các DTTS khác 1.747 người, chiếm 1,21%) dân số toàn tỉnh.
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020 cho thấy, địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng núi, vùng cao, chiếm 81% diện tích toàn tỉnh. Hộ nghèo toàn tỉnh 9.606 hộ, chiếm tỷ lệ 5,32%; hộ cận nghèo 14.176 hộ, chiếm tỷ lệ 7,38%, trong đó hộ nghèo DTTS 6.084 hộ, chiếm 63,34%, hộ cận nghèo DTTS 4.929 hộ, chiếm 37,04%.
Giai đoạn 2016 - 2020, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận có 37 xã, với 124 thôn, khu phố thuộc địa bàn 07 huyện, thành phố, trong đó 15 xã khu vực III, 21 xã khu vực II, 01 xã khu vực I và 77 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn 2021 - 2025, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có 28 xã và 10 thôn; trong đó có 15 xã khu vực III, 01 xã khu vực II, 12 xã khu vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025.
Ngoài ra, có 08 thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi không thuộc 02 quyết định trên.
Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi, giai đoạn 2016 - 2020”.
Đến nay đời sống kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng vùng DTTS và miền núi đang từng bước phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đạt bình quân 10%/năm; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch; cây trồng vật nuôi phát triển theo hướng khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khoa học kỹ thuật vào sản xuất được áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi.
100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang được học tập, quán triệt Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận và công tác dân tộc, về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc miền núi.
100% chính quyền địa phương tổ chức gặp gỡ, đối thoại để lấy ý kiến đồng bào trước những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc miền núi.
Trên 80% đồng bào được biết và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân tộc tại địa phương.
100% chương trình, dự án đầu tư tại địa phương được công khai minh bạch, trong đó có trên 80% người dân trong vùng dự án được biết, được bàn, được tham gia, được kiểm tra, giám sát.
Theo báo cáo do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên ký, nhiều mô hình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào DTTS được nhân rộng và triển khai hiệu quả.
Cơ cấu lao động trong vùng từng bước chuyển dịch, qua đó giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Thông qua thực hiện các chương trình chính sách, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm từ 3 - 4% (trong đó huyện nghèo 30a Bác Ái giảm bình quân 5 - 6%/năm).
Trình độ dân trí và năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp xã được nâng lên.
Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy và phát triển.
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh phấn khởi trước sự đổi mới và phát triển của tỉnh, và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy; nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan Nhà nước được nâng cao. Tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến rõ rệt. Thực hiện công tác dân vận gắn với với thực hiện tốt quy chế dân chủ và các phong trào thi đua yêu nước.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, thông qua đó giải quyết công việc hàng ngày cho người dân được thực hiện tốt hơn. Đảm bảo công khai, minh bạch. Công tác tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân theo định kỳ và đột xuất, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm và thực hiện đảm bảo đúng quy định. Công tác nắm tình hình và giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc được các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết kịp thời, thấu tình, đạt lý. Đồng bào các dân tộc miền núi đã ý thức chủ động tự vươn lên trong lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Các chương trình, dự án vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền và đồng báo các dân tộc trong tỉnh.
Báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh: Kết quả 05 năm qua kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi có nhiều khởi sắc. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng hiệu quả; từng bước khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; hỗ trợ sản xuất, giao rừng khoán quản kết hợp với sinh kế được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, mặt bằng dân trí tương đối cao, kinh tế chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, trình độ sản xuất nông nghiệp khá, có truyền thống văn hóa lâu đời.
Dân tộc Raglai và các DTTS khác chủ yếu ở miền núi, mặt bằng dân trí còn thấp, kinh tế chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp.
Dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu các thị trấn, thành phố, nghề nghiệp buôn bán, kinh doanh là chính.
Dân tộc Chăm và dân tộc Raglai đều có một điểm chung đó là theo chế độ mẫu hệ.
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo. Chính sách bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo được thực hiện tốt hơn.
Giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tăng cao; quy mô học sinh các cấp học tiếp tục duy trì, chất lượng giáo dục được nâng lên; dịch bệnh được kiểm soát.
Vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng; công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS miền núi được chú trọng. Xây dựng nếp sống văn minh, xóa dần các tập tục lạc hậu; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện công tác dân vận. Sự thay đổi tư duy, nhận thức về nhiệm vụ công chức Nhà nước là “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền các cấp.
Dân chủ ở cơ sở thực sự đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc miền núi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam