Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/11/2016 - 13:34
(Thanh tra) - Trao đổi bên hành lang Quốc hội (QH), các đại biểu (ĐB) QH kỳ vọng phiên chất vấn sẽ tranh luận, làm rõ vấn đề đến cùng với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, không “đánh đố”, “moi móc” sai phạm ngành này, ngành kia, nhưng cũng không sợ “va chạm”.
Các ĐBQH Nguyễn Thái Học, Nguyễn Sỹ Cương, Dương Trung Quốc (từ trái sang phải). Ảnh: TN
Từ ngày 15/11 - 17/11, 4 Tư lệnh ngành (Công thương, Tài nguyên Môi trường, Giáo dục Đào tạo, Nội vụ) sẽ đăng đàn trả lời chất vấn những vấn đề “nóng” được ĐBQH đặt ra tại nghị trường.
Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời cuối cùng, kết hợp tất cả các vấn đề lớn với thời gian nửa ngày.
Để bảo đảm phiên chất vấn sôi nổi, hỏi đến cùng, đi tới cùng các nội dung, các ĐBQH được giơ biển xin tranh luận để các thành viên Chính phủ làm rõ vấn đề mà ĐB quan tâm.
Không “moi móc”, nhưng không sợ “va chạm”
Nhấn mạnh 4 nhóm vấn đề chất vấn mang tính bức xúc mà người dân đang phải đối mặt, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên Nguyễn Thái Học cho rằng, đây phải là phiên tranh luận, đối thoại giữa các Bộ trưởng với ĐBQH, chứ không phải chỉ hỏi và trả lời. Bộ trưởng, Trưởng ngành phải có trách nhiệm trả lời thỏa sự mong muốn, kỳ vọng.
“Các Bộ trưởng với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm nêu rõ thực trạng tình hình, cái khó thế nào, cái thuận lợi ra làm sao, và chiều hướng sắp tới trong từng nội dung, lĩnh vực mà ĐB quan tâm. Còn ĐB với tinh thần thẳng thắn, không né tránh, không sợ va chạm để nêu vấn đề có thể là đồng ý và không đồng ý với các Bộ trưởng. Như thế mới ra được vấn đề”, ông Học bày tỏ.
Nói riêng về nhóm vấn đề tinh giảm biên chế, bổ nhiệm cán bộ, theo ông Học, không phải bây giờ mới đề cập mà đã kéo dài qua nhiều kỳ họp.
“Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc cần phải được thu gọn, đội ngũ cán bộ nhiều nhưng chưa chất lượng”, ĐB mong muốn Bộ trưởng Nội vụ, Thủ tướng thể hiện quyết tâm, đưa ra biện pháp giải pháp để xoay chuyển tình hình.
ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhìn nhận, có những vấn đề của đất nước, không chỉ một “ông” tư lệnh ngành có thể giải quyết mà phải là Tổng tư lệnh. Như vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến 4 ngành: Nông nghiệp, Y tế, Công thương, Công an.
“Tôi rất muốn trong kỳ họp này, Thủ tướng và Phó Thủ tướng là quan trọng nhất, còn các Bộ trưởng là những người tham mưu thì câu trả lời chất vấn mới thấu đáo”.
Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết, sẽ chọn chất vấn những vấn đề hết sức đơn giản của đời sống nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức, chứ không “không đánh đố” các Bộ trưởng.
“Người dân theo dõi không chỉ giám sát các thành viên trong bộ máy Chính phủ mà còn giám sát ngay chính ĐBQH. Tôi nghĩ, ĐB ý thức điều đó chứ không phải hỏi lấy được, hỏi để hỏi mà hỏi là thể hiện năng lực của mình, mang lại tín nhiệm cho người dân với mình chứ không chỉ là câu chuyện thuần tuý ở cơ quan hành pháp”.
Cũng bày tỏ kỳ vọng vào phiên chất vấn, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương, chất vấn không phải để “đánh đố”, “moi móc” sai phạm của ngành này, ngành kia. Đây là nêu những vấn đề của xã hội để cùng “mổ xẻ”, phân tích, tranh luận tìm ra những giải pháp cụ thể.
Bảo đảm Nhà nước liêm chính, dứt khoát phải là con người
Ông Nguyễn Sỹ Cương cho biết, sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về công tác cán bộ. Vì từ khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, thậm chí thi nâng ngạch cán bộ, công chức đều có “vấn đề”, thiếu sự minh bạch.
ĐBQH Vũ Trọng Kim và ĐBQH Ngọ Duy Hiểu. Ảnh: TN
Lâu nay tuyển dụng cán bộ được phân cấp rất triệt để. Bộ Nội vụ chỉ làm chính sách, nếu cần thiết thì có thể thanh tra kiểm tra. Chủ động vẫn là các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở… nhưng nó luôn luôn trong tình trạng, tổ chức thi, tổ chức xét mà vẫn có tiêu cực.
“Con cán bộ chẳng thấy ai kêu là không thi được. Chưa thấy lãnh đạo tỉnh nào kêu là con tôi không thi được hay là không có việc làm cả. Những chuyện đấy chỉ rơi vào người dân thôi. Nó là biểu hiện của việc rất thiếu minh bạch”, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương nêu.
Đặc biệt, quan tâm đến phần chất vấn và trả lời chất vấn của Thủ tướng, theo ĐBQH Vũ Trọng Kim (tỉnh Hải Dương), điều mà người dân quan tâm là tinh thần đã quyết liệt nhưng sự phân công, giám sát, đôn đốc tới cũng những biện pháp thì rất cần Thủ tướng nói rõ.
“Để bảo đảm Nhà nước kiến tạo, có trách nhiệm với dân, phục vụ người dân và liêm chính thì dứt khoát phải là con người”, ĐB Kim lưu ý.
Theo ông Vũ Trọng Kịm, “bây giờ đòi hỏi tiếng nói phải trung thực thẳng thắn, tôn trọng sự thật khách quan, chứ nói đổi mới mà dễ người, dễ ta thì không được. Đánh giá cán bộ phải hàng tháng, hàng quý để đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời xử lý phê bình, xử lý”.
Còn theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu, những công trình “đắp chiếu” cũng đang phản ánh việc lãng phí, quyết định đầu tư chưa sát thực tế, chưa tính toán đầy đủ và đương nhiên phải xác định trách nhiệm của ngành, lĩnh vực.
“Về biên chế, bổ nhiệm cán bộ không đạt chuẩn là vấn đề rất lớn, khi nêu vấn đề này, ĐBQH sẽ có ý kiến cụ thể và cũng cần được giải trình cụ thể”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Vị Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội hi vọng, qua chất vấn sẽ tạo thêm sự đồng thuận, quyết tâm trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội những năm tới để khắc phục được dự án lãng phí và việc chọn con người không xứng đáng vào bộ máy.
“Mổ xẻ” dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”
Cũng quan tâm đến câu chuyện lãng phí, ĐB Vũ Trọng Kim (tỉnh Hải Dương) đánh giá, 5 dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” mới chỉ là điển hình.
ĐBQH Trương Minh Hoàng và ĐBQH Trần Hoàng Ngân. Ảnh: TN
“Thực ra, chưa mô tả hết, phơi bày hết tất cả những tồn đọng trong đầu tư những công trình chậm trễ, không hiệu quả, có nguy cơ không phát huy được tác dụng. Đòi hỏi phải công bố ở các cấp được phân cấp thực hiện đầu tư để nhân dân giám sát. Còn giới thiệu chỉ có 5 dự án thì chưa ăn thua”, ông Kim nhấn mạnh.
Mong muốn từng vấn đề chất vấn sẽ được “mổ xẻ cho hết”, theo ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau), các ĐBQH, trong đó có ông đặc biệt quan tâm đến đầu tư công, các công trình dự án ngàn tỷ “đắp chiếu”.
“Trên 90% ĐBQH quan tâm vấn đề này. Ô nhiễm môi trường cũng vậy, các công trình dự án nào đang có nguy cơ gây ô nhiễm?”.
Bên cạnh đó, ĐB Hoàng cũng quan tâm vấn đề chất lượng giáo dục, phân luồng học sinh, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Rồi vấn đề cơ cấu, tổ chức bộ máy Nhà nước, tính toán thế nào cho hiệu quả, tinh gọn…
Còn ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho biết, các ĐBQH rất quan tâm nhất là vấn đề tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế.
Làm thế nào để tăng năng suất lao động, làm thế nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầu tư theo chiều sâu, làm sao để các doanh nghiệp tư nhân trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh để bảo đảm được nền kinh tế tự chủ của Việt Nam, làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
“Đặc biệt, tôi quan tâm nhất là làm sao cơ cấu lại ngành Nông nghiệp Việt Nam, làm sao bảo đảm được nền nông nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng, sản xuất lớn, chuyển dịch cơ cấu cho nông nghiệp. Cùng với đó là làm sao bảo đảm được tăng trưởng nhưng vẫn phải bảo đảm nợ công an toàn”, ĐB Ngân nói.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Bùi Bình
13:17 12/12/2024(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải