Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/05/2011 - 22:12
(Thanh tra) - Với tinh thần làm việc khẩn trương, hiệu quả, chiều nay (6/5), Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 đã kết thúc tốt đẹp các chương trình nghị sự đề ra. Quyết định phương hướng hoạt động của ADB trong thời gian tới với nhiều sáng kiến quan trọng vì mục tiêu hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB và các nước thành viên cũng như với các đối tác phát triển và các bên liên quan.
Quang cảnh hội nghị
* Lạm phát của khu vực châu Á sẽ không đến mức phi mã
* Hội nghị thường niên Ngân hàng Châu Á lần thứ 45 (năm 2012) sẽ được tổ chức tại Manila (Philippin)
Hội đồng thống đốc đã nhất trí cho rằng là một khu vực kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao và khả năng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, Châu Á cần khẳng định vai trò lớn hơn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cải cách hệ thống tiền tệ thế giới, góp phần tạo nên sự cân bằng và ổn định bền vững của hệ thống tài chính. Hội đồng Thống đốc bày tỏ mong muốn ADB ưu tiên hơn nữa trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên phát triển hạ tầng, giải quyết các “nút thắt” tăng trưởng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu nền kinh tế,…
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc Hội nghị Thường niên ADB, ông H. Kuroda, Chủ tịch ADB cho biết: Hội nghị lần này ghi nhận sự quan tâm của thế giới đối với khu vực châu Á. Bằng chứng là có gần 4.000 đại biểu dự Hội nghị. Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 nhận được sự đánh giá cao của Chủ tịch ADB, các đoàn đại biểu về công tác chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công của nước chủ nhà Việt Nam. Qua đó, Việt Nam một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế của trên trường quốc tế; đồng thời tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về một đất nước năng động, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thân thiện. Các vấn đề chính tại Hội nghị năm nay được các Thống đốc, Bộ trưởng tài chính và các chuyên gia kinh tế quan tâm thảo luận gồm: Giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, cơ sở hạ tầng và khả năng liên kết, biến đổi khí hậu, cũng như làm thế nào để châu Á – Thái Bình Dương có thể đảm bảo được một tương lai thịnh vượng trong những thập kỷ tới.
Giá hàng hóa tăng cao kỷ lục hiện đang đẩy hàng triệu người quay lại dưới ngưỡng nghèo đói1,25 USD/ngày. Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng ở châu Á – Thái Bình Dương đang làm trầm trọng hơn vấn đề phát thải cacbon của khu vực. Những vấn đề này, cùng với các vấn đề kinh tế và dân số khác, cần phải được giải quyết nếu muốn cải thiện sinh kế của 3,3 tỷ người tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á trong trung và dài hạn.
Ông H. Kuroda bày tỏ tin tưởng: “Tôi không nghĩ lạm phát của khu vực sẽ leo thang đến mức phi mã. Sự linh hoạt tỷ giá hối đoái có thể giảm áp lực lạm phát từ các nền kinh tế bên ngoài”. Bình luận về các giải pháp mà Việt Nam đang áp dụng để kiềm chế lạm phát, ông H. Kuroda bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thành công: “Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một Nghị quyết gồm 6 điểm để kiềm chế lạm phát, trong đó có việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên dễ bị tác động từ bên ngoài”.
Nguyễn Nhuần
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang