Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 23/07/2021 - 21:48
(Thanh tra) - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, điều mấu chốt để thoát nghèo bền vững là phải nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề để có công ăn việc làm, sinh kế…
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 23/7, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra về đề xuất chủ trương đầu tư 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội thảo luận tại tổ nội dung này.
Mấu chốt của thoát nghèo là nâng cao dân trí, trình độ
Tham gia thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xóa đói giảm nghèo thì quan trọng nhất là “giúp người nghèo cần câu chứ cho con cá thì người ta ăn một vài ngày là hết rồi".
“Tôi thấy nên tập trung làm sao hướng dẫn cho người nghèo cách sản xuất, kinh doanh làm ăn”, ông Mẫn nói. Thứ 2 là, nâng cao dân trí, trình độ học vấn bởi theo Phó Chủ tịch Quốc hội “đây là mấu chốt của thoát nghèo”.
Nhận định hiện nay, nhiều nơi tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, ông Mẫn chia sẻ, “tôi đi một xã của huyện Mường Tè, Lai Châu, hỏi tỷ lệ hộ nghèo là bao nhiêu thì cán bộ xã nói là 92,5%. Tôi hỏi vậy còn 7,5% còn lại thì ở đâu thì được trả lời là cán bộ, công chức, viên chức của xã. Như vậy là nghèo toàn xã”.
Vì vậy, theo ông Mẫn, lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất ủng hộ, đưa ra cả 2 chương trình để Quốc hội xem xét, quyết định, sớm triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
“Thoát nghèo đã khó, thoát nghèo bền vững còn khó hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nói. Theo quan điểm cá nhân bà, để thoát nghèo bền vững, bên cạnh tuyên truyền để người nghèo thay đổi nhận thức quyết tâm vươn lên thì điều quan trọng là phải nâng cao trình độ, tay nghề.
Đưa ra giải pháp, bà Lan cho rằng, cần phải có chiến lược và chương trình về giáo dục vì không học thì không thể có tay nghề.
“Nếu chỉ hỗ trợ thì hết tiền hết sức lực, hết sức lực thì hết tiền, như thế thì không bền vững được”, Bí thư Vĩnh Phúc nhấn mạnh.
Không chuyển đổi được sinh kế thì vẫn đói ăn…
Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ đề nghị 6 đề án mà Chính phủ đưa ra trong chương trình giảm nghèo bền vững cần được sắp xếp lại để đảm bảo đúng trọng tâm. Trong đó, nên ưu tiên cho vấn đề sinh kế, giáo dục nâng cao nhận thức vì đây là vấn đề cốt lõi để giảm nghèo.
“Không chuyển đổi được sinh kế vẫn đói ăn không làm được gì. Sinh kế cho người dân phải là số một. Có sinh kế rồi thì đào tạo bồi dưỡng con người để phù hợp với sinh kế ấy", ông Cừ phát biểu.
Ông Cừ cho rằng, với các tỉnh miền núi - nơi tỷ lệ nghèo chiếm đa số thì vấn đề sinh kế là trọng tâm chứ không chỉ vấn đề hạ tầng.
“Lãnh đạo về tỉnh lúc nào cũng nói tỉnh rất có tiềm năng, lợi thế. Tôi bảo đó là động viên nhau thôi. Bao giờ đá biến thành kim cương thì các tỉnh miền núi mới giàu. Có tí đất nào đâu, toàn đá thôi”, ông Cừ nói, cỏ gianh cũng không mọc được thì sinh kế thế nào?
Đại biểu đưa ra một thực tế, ngay ở đèo Pha Đin trồng cây thông 30 năm mới to bằng cổ tay mà lèo tèo vài cây sống thôi. Ở nhiều vùng, nhiều xã nghèo hiện nay đang bí sinh kế, phải nói là bất lực. Dân chịu khó nhưng không biết làm gì.
Từ đó, ông Cừ đề nghị, với nguồn ngân sách 75.000 tỉ đồng mà Chính phủ đề nghị cho công tác giảm nghèo bền vững, cần chỉ đạo sát sao để tập trung vào vấn đề tạo sinh kế cho người dân, nếu không sẽ không giảm nghèo được mà lãng phí nguồn lực.
Để thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị, “lồng ghép nguồn lực” khi thực hiện các chương trình.
Ông Duy ví dụ, quan điểm của nông thôn mới là phải hướng tới là hỗ trợ theo hướng hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn Vietgap... Hộ nghèo muốn tham gia vào chuỗi liên kết này thì có thể sử dụng nguồn lực của chương trình giảm nghèo để hỗ trợ về cây giống, con giống để họ sản xuất ra hàng hóa đó...
Như vậy, một dự án, địa phương có thể sử dụng nguồn vốn của 2 - 3chương trình, thậm chí hơn thế nữa. “Chính phủ nên quy định cơ chế để được thực hiện lồng ghép và giao cho địa phương thẩm quyền chủ động”, Bí thư Yên Bái nêu.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết tổng nguồn vốn đề xuất thực hiện chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được điều chỉnh giảm từ 90.260 tỷ đồng xuống còn 75.000 tỷ đồng
“Chương trình được kết cấu lại với 6 dự án, 11 tiểu dự án”, ông Đào Ngọc Dung nói. Cụ thể:
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và nhà ở
Dự án 5: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Dự án 6: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội đưa ra các nguyên tắc quản lý và phát triển trí tuệ nhân tạo AI, đồng thời đề xuất chính sách ưu đãi với doanh nghiệp công nghệ số.
Hương Giang
10:45 23/11/2024(Thanh tra) - Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nếu quy định như dự thảo luật về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp Nhà nước sẽ lỡ cơ hội đầu tư, dễ dẫn đến vi phạm.
Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang