Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Chủ nhật, 03/03/2024 - 17:27
(Thanh tra) - Đây là một trong những vấn đề được Thủ tướng đặt ra để bàn thảo tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu của Thường trực Chính phủ, sáng 3/3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cuộc gặp này nhằm vừa tri ân, cảm ơn; vừa chia sẻ khó khăn, vượt qua thách thức, tháo gỡ vướng mắc, phát huy tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của các doanh nghiệp Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Từ đó, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2024 và các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
“Chúng ta chỉ còn 2 năm để thực hiện các mục tiêu của cả nhiệm kỳ này và năm 2024 là năm tăng tốc phát triển. Chủ đề điều hành được Chính phủ xác định là "kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”, Thủ tướng nói.
Giao nguồn vốn, tài sản rất lớn, không được để phụ lòng tin
Khái quát những kết quả đạt được, theo người đứng đầu Chính phủ, Việt Nam đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong vòng kiểm soát.
Quy mô nền kinh tế tăng lên khoảng 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 4.300 USD. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Uy tín quốc tế của đất nước được nâng lên.
Với kết quả trên, có đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng nhận định. Ông cho rằng, các doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy vai trò trong khó khăn, thách thức, trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn; bảo toàn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn…
Thủ tướng lưu ý hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế.
Ông đề nghị tập trung đánh giá tình hình phát triển; các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa tài sản, nguồn vốn rất lớn đang có tại các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là giải pháp đầu tư.
Tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước về 3 nội dung lớn (về quản trị, con người, bộ máy; về sử dụng nguồn vốn; về chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào); cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhau phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau… cũng là vấn đề được người đứng đầu Chính phủ đề nghị bàn thảo.
Phân tích thêm về nội dung tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng lấy ví dụ về việc tích cực trao đổi với các đối tác liên quan của Nhật Bản và Kuwait để đi đến thống nhất các nội dung tái cấu trúc Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đầu tư hơn 9 tỷ USD nhưng đến nay vẫn lỗ lũy kế lớn.
“Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng các đồng chí để giao nguồn vốn, tài sản rất lớn thì phải làm thế nào để không phụ lòng tin đó. Những gì đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa, những gì chưa được thì khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phát triển doanh nghiệp nhà nước với động lực mới, khí thế mới, cùng tiến bộ với cả nước”, Thủ tướng phát biểu.
Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ tài sản 3,8 triệu tỷ đồng
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2023, Việt Nam có 676 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Tại thời điểm đầu năm 2023, tổng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước đạt 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 4% so đầu năm 2022. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản trên 3,5 triệu tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng giá trị vốn Nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp Nhà nước gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 3% so đầu năm 2022.
Ước tính kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước năm 2023 cơ bản hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Tổng doanh thu ước thực hiện đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch được phê duyệt; lãi phát sinh trước thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 125.847 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước là 166.218 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch.
Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng lãi phát sinh trước thuế của các doanh nghiệp Nhà nước tính đến trước cuối năm 2023 là 125.847 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch. Một số doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận cao như Viettel, SCIC (đạt 225% so kế hoạch).
Báo cáo cũng cho thấy, trong năm 2023, các dự án cơ bản được doanh nghiệp Nhà nước khẩn trương thực hiện bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, song vẫn còn doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch giải ngân dự án đầu tư.
Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tính riêng 19 tập đoàn, tổng công ty do Uỷ ban làm đại diện chủ sở hữu, số vốn đầu tư giải ngân ước đạt 161.000 trong tổng số 208.328 tỷ đồng, tương đương gần 80% kế hoạch năm.
Một số tập đoàn có kết quả giải ngân tích cực như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 97% kế hoạch; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt 99%; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đạt 93%; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đạt 135%...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 25/11, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị công bố quyết định về việc điều động ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.
Nam Dũng
16:31 25/11/2024(Thanh tra) - Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18, Trung ương Đảng khoá XIII xác định đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị.
Hương Giang
16:06 25/11/2024Hương Giang
15:32 25/11/2024Hương Giang
15:31 25/11/2024Hương Giang
12:06 25/11/2024Hương Giang
05:30 25/11/2024Ngọc Giàu
Công Thắng - Bạch Vân
Uyên Phương
Trần Quý
Lâm Ánh
Nam Dũng
Hương Giang
Hải Hà
Ngọc Giàu
Hương Giang
Hương Giang