Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 27/05/2021 - 17:01
(Thanh tra) - Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc không gửi, chậm gửi chương trình, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng
Chiều ngày 27/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ, Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID -19 nhưng với quyết tâm cao, sát sao trong chỉ đạo, điều hành, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Giải ngân một số dự án đầu tư trọng điểm rất chậm
Còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng, một số tỉnh, bộ đến tháng 4/2020, tháng 5/2020 mới ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thậm chí, khi Chính phủ tổng hợp báo cáo còn 2/63 địa phương (Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh) chưa gửi báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Một số báo cáo còn hình thức, chưa đánh giá đầy đủ kết quả.
Một số bộ, ngành chưa thực hiện chấm điểm theo quy định. Báo cáo thẩm tra “điểm tên” các bộ như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, BộVăn hóa Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ…
Cũng theo cơ quan thẩm tra, công tác cơ cấu lại ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực nhưng do tác động của thiên tai, dịch bệnh nên 2020 bị hụt thu ngân sách, trong khi phải tăng chi khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh làm tăng bội chi ngân sách và nợ công.
Tiến độ thực hiện một số dự án chậm, không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao (kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020 chưa giải ngân khoảng 30 nghìn tỷ đồng; vốn trong nước khoảng 81,2 nghìn tỷ đồng); phân bổ, thẩm định, giao, điều chỉnh dự toán chi đầu tư còn chậm.
Đáng lưu ý, tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân một số dự án đầu tư trọng điểm rất chậm. Đơn cử, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông...
Bộ Xây dựng chưa thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
Số dư kinh phí không còn nhiệm vụ chi của một số đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải từ nguồn phí, lệ phí được để lại lớn với 1.222,5 tỷ đồng, gây lãng phí nguồn lực…
Có bộ được đầu tư trụ sở mới vẫn giữ trụ sở cũ mà chưa nêu rõ lý do
Bên cạnh đó, còn khá nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước đang hoạt động, trong khi pháp luật về mô hình tổ chức, cơ chế tài chính thiếu đồng bộ.
Cuối năm 2020, có 24 quỹ do 15 bộ, cơ quan ở Trung ương quản lý; đại đa số được thành lập theo quy định tại các luật, pháp lệnh; nhưng cũng có quỹ được quy định trong nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Một số quỹ có nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước, một số quỹ phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, một số quỹ hoạt động chưa hiệu quả, một số quỹ gần như không có hoạt động…
Đặc biệt, tại một số cơ quan còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công.
“Có bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ để bố trí cho đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiếp tục sử dụng mà chưa nêu rõ lý do; một số quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng nêu.
Công tác triển khai phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất được phê duyệt còn chậm…
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu
Theo cơ quan thẩm tra, một trong các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là công tác triển khai chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số bộ, ngành, địa phương chậm; việc xác định, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa thực hiện hiệu quả.
Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc không gửi, chậm gửi chương trình, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước; tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò người đứng đầu, thực hiện tốt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ bội chi, khắc phục việc giao vốn, giải ngân vốn đầu tư chậm; làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách Nhà nước, đánh giá lại các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc phòng chống COVID -19 đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, tránh tình trạng lợi dụng chính sách.
Theo báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của 34 bộ, cơ quan ở Trung ương, 63 UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và 20 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (cập nhật đến ngày 5/5/2021) được gửi tới phiên họp Ủy ban Thường vụ 56 ngày 27/5, thì 117 cơ quan đơn vị này đã tiết kiệm được hơn 84.635 tỷ đồng.
Trong đó, tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước là hơn 50.628 tỷ đồng, còn tiết kiệm vốn tại doanh nghiệp là hơn 34.007 tỷ đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam