Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 21/10/2021 - 17:06
(Thanh tra) - Một trong những quyền mới được đề xuất là, cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm…
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 21/10, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra Dự án Luật Cảnh sát cơ động ở hội trường, Quốc hội về tổ thảo luận.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tờ trình về Dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, pháp lệnh hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế về nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền điều động và công tác phối hợp của cảnh sát cơ động với các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời điểm hiện nay, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Luật Cảnh sát cơ động là “rất cần thiết”.
Dự thảo luật gồm 5 chương với 31 điều, xác định cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân, thuộc Công an nhân dânViệt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Đáng chú ý, dự thảo quy định cụ thể 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động, trong đó bổ sung thêm 2 quyền mới, cụ thể:
1- Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
2- Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của cảnh sát cơ động.
Thẩm tra dự án luật này, Ủy ban Quốc phòng An ninh đồng tình rất cần thiết xây dựng Luật Cảnh sát cơ động để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ.
“Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang chiến đấu tập trung, sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu; được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật đặc chủng, hiện đại; việc huấn luyện và thực thi nhiệm vụ trong điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải có trình độ, năng lực, bản lĩnh và kỹ năng cao”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nói.
Về quyền hạn của cảnh sát cơ động, theo ông Tới, đa số ý kiến Ủy ban Quốc phòng An ninh nhất trí quy định như dự thảo luật.
Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các trường hợp được “ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái”; đồng thời rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Về phương án tổ chức của cảnh sát cơ động, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, có 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến.
- Phương án 1: Chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết.
- Phương án 2: Quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc cảnh sát cơ động gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định hiện hành; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.
Cả 2 phương án đều giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân năm 2018.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền