Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/06/2015 - 06:34
(Thanh tra)- Dưa hấu, hành tím “ế ẩm”, phân bón, thuốc trừ sâu vẫn giả, nhái khiến nông dân “điêu đứng”, ai phải chịu trách nhiệm? Khi nào câu chuyện “được mùa, mất giá” mới chấm dứt? Giá điện chỉ tăng, tăng và tăng?... Đó là vấn đề “nóng” được nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng hôm qua (11/6).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
“Không thể kỳ vọng giá luôn cao”
Mở đầu phiên chất vấn, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt câu hỏi: Với trách nhiệm của Bộ trưởng, đâu là giải pháp ổn định đầu ra sản phẩm nông nghiệp?
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, “không thể kỳ vọng có một thị trường luôn luôn có giá ổn định ở mức cao, có lợi cho nông dân mà phải thích ứng với thị trường. Cách tốt nhất là phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của nước chúng ta, hỗ trợ bà con nông dân làm ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để trong mọi tình hướng của thị trường, nông sản nước ta có khả năng cạnh tranh cao, bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân”.
Bày tỏ nỗi lo lớn nhất là tiêu thụ, cái khó lớn nhất là khâu chế biến chưa tương xứng, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh: “Quan trọng không chỉ chế biến mà chế biến ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Không ai có thể làm tốt hơn chính là doanh nghiệp (DN)”.
Chưa hài lòng, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tiếp tục “truy” người đứng đầu ngành NN&PTNT về việc thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khiến nông dân chạy theo phong trào và hậu quả là “được mùa, mất giá”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT, chính quyền các cấp rà soát quy hoạch, hỗ trợ kỹ thuật, vốn để nông dân sản xuất những cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh, năng suất cao, giá thành thấp. Cùng với đó, phải phát triển mạnh hơn 2 thành phần trong chuỗi giá trị là các tổ hợp tác, HTX và các DN. “Khi phát triển theo chuỗi như vậy với sự gắn kết, sự tự phát của nông dân sẽ hạn chế và nông dân sản xuất ổn định hơn”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
“Không phải trồng được mà bán có được không?”
Trước câu hỏi của ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) về “trào lưu” trồng cây mắc ca của nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát khuyên người dân nên thận trọng khi trồng “cây tỷ đô”. Trên thế giới, diện tích trồng “cây tỷ đô” hiện vào khoảng 100.000 ha, sản lượng 150.000 tấn. Tuy nhiên, việc buôn bán trên toàn thế giới chỉ có 30.000 tấn, trong khi kinh doanh hạt điều là 500.000 tấn. Từ nay đến năm 2020 nước ta cũng chỉ nên trồng khoảng 10.000 ha cây mắc ca.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang) lo lắng “bây giờ trồng lúa, nuôi tôm, cây trái khó bán”. Bộ trưởng Cao Đức Phát trấn an: “Tình hình không đến nỗi không sáng sủa đến như thế. Trước họp QH, tôi có liên hệ các giám đốc sở các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ở Cần Thơ, lúa Hè Thu năm nay được mùa và được cả giá. Ở Hậu Giang các loại trái cây được mùa được giá, không phải tất cả đều như dưa hấu, hành tím”.
“Điểm mặt” 10 mặt hàng nông sản quan trọng, theo Bộ trưởng Phát, có 5 mặt hàng xuất khẩu được giá là tiêu, điều, đồ gỗ, sắn, rau quả và 5 mặt hàng rớt giá là gạo cao su, cà phê, tôm, cá tra. “Làm thêm một cân gạo, một cân tôm phải tính đến xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu. Tôi đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở đâu có giống tốt của thế giới thì đưa về Việt Nam. Nâng cao trình độ công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất là điều quan trọng nhất”, Bộ trưởng nói.
Kim ngạch xuất khẩu giảm nhất thời
Trả lời chất vấn của ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) về tình trạng kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, dưa hấu, hành tím phải “đổ bỏ”? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, mức suy giảm chỉ mang tính nhất thời. “Tôi tin tưởng rằng tin tưởng rằng với những việc đã, đang và tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do, cùng với việc nâng chất lượng, năng suất sản phẩm nông sản thì trong thời gian tới sẽ cải thiện hơn”.
Liên quan đến tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là thuốc trừ sâu, phân bón, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận, đã cố gắng nhưng chưa tốt. “5 tháng đầu năm, với sự cố gắng của lực lượng thị trường, thuế, thanh tra và một số cơ quan liên quan đã làm khá tốt mặt trận nay, nhưng chưa được như mong muốn. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo để làm tốt hơn”, Bộ trưởng hứa.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Giá điện không dám tăng thường xuyên
Nhấn mạnh “đầu ra” nông sản rất “nóng” như câu chuyện dưa hấu miền Trung có mấy nghìn đồng/kg, nhưng tại Hà Nội là 20.000 đồng/kg, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn: Hệ thống lưu thông tiêu thụ là nguyên nhân gây ách tắc? Trong khi đó giá điện thì luôn tăng, tăng tiếp, rồi tăng nữa?
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các loại hoa quả này trồng phân tán, dễ hỏng, hao hụt sau thu hoạch tương đối lớn (15 - 20%) nên giá thay đổi. Ngoài ra do địa bàn sản xuất và tiêu thụ khá xa, liên quan đến cước vận tải nên giá thành tăng. Không những thế, các thương nhân thu mua dưa đưa vào chợ, siêu thị thì qua phân loại nên giá dưa chênh lệch lớn. “Chúng tôi thống kê ở ruộng dưa chỉ từ 2.500 đến 5.000 nhưng vào đến chợ dân sinh là 10 nghìn, nhưng vào siêu thị là 18 - 20 nghìn đồng/kg. Cho nên việc phân phối, lưu thông phải được thực hiện tốt hơn là rất cần thiết”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, giá điện chúng ta điều chỉnh giá vào tháng 8/2013, suốt năm 2014 giữ giá ổn định, đến tháng 3/2015 mới điều chỉnh tăng 7,5%. Việc điều chỉnh giá là nằm trong chủ trương đưa theo giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. “Chúng tôi đã thực hiện theo quy định. Vừa rồi, Bộ đề nghị 3 phương án (tăng 7,5%; 9,5% và 12%) chúng tôi có tổ tư vấn liên ngành (4 Bộ) tham mưu vĩ mô, nghe ngành Điện trình bày và báo cáo các phương án điều chỉnh giá điện chứ không chỉ có Bộ Tài chính, Công thương”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải thích.
Lý giải về việc giá điện chỉ tăng chứ không giảm, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, giá điện hiện nay mới bắt đầu giá bán cao hơn giá thành, trước đây do duy trì bao cấp, chưa phải là giá thị trường nên phải điều chỉnh giá theo thị trường. Tuy nhiên, cũng không dám tăng thường xuyên theo thị trường mà phải đảm bảo ổn định an sinh xã hội…
Chốt lại phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, Bộ trưởng đã hứa thì phải làm, đã nói thì phải có trách nhiệm.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền