Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyện nhỏ cũng dồn lên Thủ tướng là không bình thường

Thứ sáu, 07/11/2014 - 15:16

(Thanh tra) – Thảo luận tại tổ hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương hôm nay (7/11), ĐB Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp bày tỏ ngạc nhiên về những vụ việc rất nhỏ như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng) hay mua sắm tài sản liên quan đến các tập đoàn kinh tế cũng phải lên đến Thủ tướng xử lý và cho rằng đây là điều không bình thường...

ĐB Quyền cho rằng, 2 Dự thảo Luật phải quy định rõ được trách nhiệm trong từng vi trí công vụ. Ảnh: Thảo Nguyên

Không “cứng” số bộ nhưng phải “chốt trần” thứ trưởng

Từ thực tế tổng kết các luật tổ chức nổi lên vấn đề trách nhiệm, ĐB Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề, ở các nước, chỉ vài tiếng sau khi có vụ việc xảy ra như cầu sập, tai nạn, bệnh viện… làm chết người đã qui được trách nhiệm cho ông A, bà B ngay, chứ không phải xác định trách nhiệm liên đới, ông này trực tiếp, ông kia gián tiếp. “Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương phải quy định rõ được trách nhiệm trong từng vi trí công vụ”, ĐB Quyền nói.

ĐB Quyền cũng bày tỏ ngạc nhiên về những vụ việc rất nhỏ, nhưng phải lên đến Thủ tướng xử lý, ví dụ như vụ ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay việc cho mua sắm tài sản liên quan đến các tập đoàn kinh tế. “Đây là điều không bình thường. Vậy 3 cấp chính quyền địa phương đâu? các bộ, ngành đâu? Tôi thấy chỉ có duy nhất ở Việt Nam là Thủ tướng đi điều hành các việc này thôi, còn các nước, Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm điều hành nội các”.

Theo ĐB Quyền, Dự thảo luật cũng phải làm rõ thẩm quyền quản lý ngành và lãnh thổ. Ví dụ, khi xảy ra vụ Cát Tường, việc xác định trách nhiệm của Bộ Y tế, Sở Y tế, UBND TP Hà Nội đến đâu rất lúng túng, cho thấy trách nhiệm quản lý ngành và lãnh thổ chưa rành mạch. “Ở các nước, người ta không bao giờ hy vọng vào tính tự giác của công chức, mà xây dựng thiết chế kiểm soát thực thi sự tự giác đó”, ĐB Quyền lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, hướng cải cách hành chính là phải phân định rõ thẩm quyền từng bộ ngành. Dự thảo Luật phải quy định rõ để khi có việc còn truy trách nhiệm.

Thẩm tra dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ, Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ cần đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, phải khắc phục được tình trạng “dồn trách nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ” như trong thời gian qua.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, không nên qui định “cứng” số lượng tên gọi các bộ trong luật, vì thực tiễn luôn biến động, mà luật thi hành phải dài lâu. Nhưng phải “chốt” mức trần số lượng thứ trưởng. 

ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nhắc lại lời than phiền đang có quá nhiều cấp phó ở các cơ quan và cho rằng lý do có quá nhiều cấp phó là vì không mạnh dạn giao quyền cho các Sở, vụ, cục phụ trách chuyên môn. “Đề nghị ở chính quyền địa phương chỉ tối đa 2 cấp phó, bộ 2 cấp phó, sở chỉ 1 cấp phó, không  biến cấp phó thành cấp hành chính như hiện nay”, ĐB Lịch nói.

Phân quyền cho địa phương đến đâu?

Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, quy định phân quyền phải do luật định, phân cấp và ủy quyền được thực hiện bằng văn bản pháp luật. Ủy ban Pháp luật đề nghị cần quy định rõ trong Luật này trường hợp nào được phân cấp, trường hợp nào là phân quyền để làm căn cứ cho các luật chuyên ngành quy định cụ thể mức độ, phạm vi phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. 

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề, có những lúc quy định địa phương được cấp phép khai thác mỏ, lúc khác lại nói rằng phải do Bộ Tài nguyên Môi trường, địa phương chỉ được cấp phép mỏ nhỏ lẻ… “Chính quyền địa phương được thưc hiện việc này không được làm một số việc kia thì dự thảo phải quy định phân cấp cho rõ ràng”.

Đồng quan điểm, ĐB Lịch đặt vấn đề: “chúng ta nói phân cấp nhưng phân cấp có phải phân quyền không? Phải định nghĩa cho rõ, phân cái gì cho địa phương thì nói rõ ra”, chứ đừng biến cơ sở thành cái “máng xối”. Theo ĐB Lịch, cần bảo đảm nguyên tắc, một công v

ụ thì chỉ một cấp chính quyền làm, xã đã làm thì huyện không làm, huyện làm thì tỉnh không làm nữa, tỉnh đã làm thì Chính phủ không làp, phải tránh trùng lắp như hiện nay nến không bộ máy cồng kềnh, biên chế tăng vù vù ra. Dưới làm thì trên không làm nữa, trên chỉ giám sát. Vì thế sửa luật lần này phải làm rõ vấn đề phân quyền, phân cấp.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, cần làm rõ những điểm chung và riêng về tính chất, đặc điểm của địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo để xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp. Tuy nhiên, cũng không nên chỉ chú trọng vào những khác biệt trong mô hình tổ chức mà quan trọng hơn là phải làm rõ được sự khác biệt về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở mỗi địa bàn khác nhau để chính quyền địa phương ở mỗi nơi đều có thể đáp ứng được yêu cầu, đặc điể

m của địa phương mình.

ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) nhấn mạnh, sự chênh lệch giữa các đơn vị hành chính rất khác nhau nếu qui định tổ chức chính quyền địa phương thống nhất thì khó vận dụng, tạo sự cồng kềnh không cần thiết mà chỉ nên qui định khung và giao cho các cấp chính quyền cụ thể để có mô hình phù hợp với qui mô, tính chất, điều kiện của từng địa phương.

ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội): Thành viên Chính phủ phải có 1/3 là nữ giới Cơ cấu Chính phủ, tỷ lệ nữ chiếm rất ít. Trong 26 thành viên kể cả thành viên Chính phủ, các Bộ và ngang Bộ mới chỉ có 2 nữ Bộ trưởng (Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh Xã hội) còn lại 24 bộ, ngành khác không có sự tham gia của nữ giới. Có phải không có phụ nữa đảm trách được công việc hay không?. Tôi cho là không đúng. Ảnh Thảo Nguyên Thực tế tôi thấy rằng, phụ nữ có rất nhiều người có tầm và đủ năng lực để đảm trách các vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên có thể do công tác bồi dưỡng chưa được chú trọng. Hơn nữa, tuổi lao động của người phụ nữ bị hạn chế nên khi quy hoạch bị đẩy lùi. Đây là hình thức khiến cho việc giảm tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ gây hạn chế cho công tác bình đẳng giới ở Việt Nam. Trong Quốc hội đã quy định tỷ lệ nữ giới ít nhất 30% thì nay trong cơ cấu các thành viên Chính phủ phải có 1/3 là nữ giới, trong số Phó Thủ tướng cũng phải có 1/3 là nữ; trong số lượng Bộ trưởng cũng phải có 1/3 là nữ. Có như vậy, mô hình hình chop phát triển tỷ lệ nữ giới trong các vị trí lãnh đạo mới được xóa dần.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm