Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Chốt” Kỳ họp 4 có ý kiến Dự Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi

Thứ năm, 08/06/2017 - 15:58

(Thanh tra) - Chiều ngày 8/6, với tỷ lệ tán thành 89%, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Theo đó, Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sẽ được cho ý kiến vào Kỳ họp 4, thông qua Kỳ họp 5.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: TN

Ngoài Dự án Luật PCTN, Quốc hội cũng đồng ý bổ sung vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, các Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Trước đó, có ý kiến băn khoăn về việc chuẩn bị Dự án Luật PCTN sửa đổi.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, đây là dự án thuộc Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, nhưng chưa được trình Quốc hội do phải chờ Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị.

“Đến nay, dự án đã được Chính phủ chuẩn bị bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp 4, thông qua tại Kỳ họp 5”, ông Định cho biết.

Cũng theo Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định, tiếp thu ý kiến ĐBQH, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 được điều chỉnh lý còn 23 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết.

Đồng thời, quy định theo hướng mở, cho phép bổ sung những dự án chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước vào Chương trình kỳ họp sau theo quyết định của Quốc hội.

Quốc hội giao các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ.

“Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội và coi đó là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá mức tín nhiệm khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”, Nghị quyết nêu rõ.

Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án được trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án; ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

Cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội được sớm tiếp cận, tham gia ý kiến về dự án, dự thảo, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng luật, pháp lệnh....

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

HĐND tỉnh Hà Giang hoàn thành Kỳ họp thứ 20 với nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Hà Giang hoàn thành Kỳ họp thứ 20 với nhiều nghị quyết quan trọng

(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Bùi Bình

13:17 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm