Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/11/2016 - 06:37
(Thanh tra)- Trong 2 ngày (2 - 3/11), từ nghị trường Quốc hội (QH), các Tư lệnh ngành Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng đàn giải trình nhiều vấn đề “nóng” được đại biểu (ĐB) QH, cử tri quan tâm.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh: Còn nhiều dự án nghìn tỷ kém hiệu quả
Chính phủ đã báo cáo về 5 dự án lớn thua lỗ (Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên), thời gian qua các cơ quan chức năng phối hợp tháo gỡ nhưng chưa đạt hiệu quả. Ngoài ra, một số dự án khác cũng đứng trước nguy cơ mất vốn, nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Bộ Công thương nỗ lực bằng nhiều cách không để thất thoát vốn Nhà nước và làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan. Qua những dự án này bộc lộ lỗ hổng trong quản lý Nhà nước, thể chế, vai trò của bộ chủ quản cũng như bộ quản lý quy trình thủ tục đầu tư... Do đó, rất cần làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý vốn Nhà nước thời gian tới.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Môi trường đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa
Cách giải quyết căn cơ vấn đề môi trường là tái cơ cấu kinh tế, thay đổi từ một nền kinh tế xâm dụng vào nguồn vốn tài nguyên tự nhiên, xâm dụng vào chi phí môi trường. Nhất là, sau một loạt sự cố môi trường, chúng ta thấy rằng, môi trường chúng ta đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa. Chính vì vậy, đến nay, vấn đề môi trường cần phải đi trước và đi ngay vào trong quá trình phát triển, vấn đề môi trường phải nằm ngay trong dự án đầu tư, trong từng chiến lược, quy hoạch.
Còn lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét phương án thành lập một ngân hàng về quỹ đất. Ngân hàng do Nhà nước đứng ra quản lý, các hộ dân chưa có nhu cầu sử dụng đất hoặc đất đang hoang hóa thì gửi vào ngân hàng này.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Khống chế mức hạn điền là rào cản lớn
Hạn điền đất sản xuất cây trồng ngắn ngày là 2ha, trừ Đông Nam Bộ được 3ha. Việc khống chế mức hạn điền này đang được coi là rào cản lớn, làm ảnh hưởng đến việc tích tụ ruộng đất tạo ra những vùng chuyên canh lớn, thu hút doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp.
Ở đây có 2 câu chuyện: Một là sợ tích tụ quá lớn, thực tiễn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra hàng chục mô hình vừa qua không diễn ra điều này, bởi người nông dân, chủ doanh nghiệp phải tính đến quản trị phù hợp với trình độ, không bao giờ tích tụ hơn. Hai là sợ nông dân mất ruộng thì không có việc làm. Tuy nhiên, với mô hình 1ha thuê từ 4 - 6 công nhân, nông dân sẽ trở thành công nhân nông nghiệp có thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng, tuỳ từng vùng. Cho nên, chúng tôi nghĩ việc này QH nên bàn, tháo nút được chắc chắn sẽ góp phần tạo ra sản xuất nông nghiệp quy mô.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Sẽ bổ sung chức danh hàm cho thư ký của Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy
Việc xây dựng và quy định bổ nhiệm chế độ hàm triển khai thực hiện theo Nghị quyết 87 ngày 28/11/2014 của QH tại kỳ họp thứ 8 khóa 13, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nội vụ đã hoàn thành nghiên cứu cán bộ, công chức cấp hàm trong hệ thống các chức danh, chức vụ ở cơ quan hành chính Nhà nước.
Ngày 11/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản nêu ý kiến về việc giao Bộ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương để xây dựng dự thảo Nghị định này để xin ý kiến Bộ Chính trị. Hiện, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Theo ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ đã có trình Thủ tướng Chính phủ việc tiếp tục nghiên cứu để sau khi hoàn chỉnh việc bổ sung 2 quyết định cán bộ của Đảng chúng ta sẽ phối hợp chặt chẽ xây dựng chức danh hàm.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: 10,5 triệu tỷ đồng tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu
Nguồn lực dự kiến thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế không phải là nguồn lực riêng, mà đặt trong khuôn khổ tổng thể nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Mức dự kiến 10,5 triệu tỷ đồng là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%, trong đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 dự kiến là 2 triệu tỷ đồng.
Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nếu chỉ dựa vào số lượng nguồn lực là chưa đủ mà điều quan trọng là phải sử dụng hiệu quả nguồn lực, trước hết là nguồn lực của Nhà nước… Nếu chúng ta làm tốt tái cơ cấu, thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội có thể còn tăng cao hơn mục tiêu chúng ta đặt ra. Nếu làm không tốt tái cơ cấu kinh tế, thì thậm chí mục tiêu 9 triệu tỷ đồng cũng khó đạt được.
Chính vì vậy, cần đẩy nhanh xử lý nợ xấu và áp dụng các biện pháp kiên quyết đối với các ngân hàng thương mại yếu kém; cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp một cách thực chất theo lộ trình và kế hoạch đã phê duyệt, tái cơ cấu danh mục vốn đầu tư và tài sản của khu vực Nhà nước, trước hết là doanh nghiệp Nhà nước; tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Bùi Bình
13:17 12/12/2024(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình