Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Thanh Thanh

Thứ năm, 03/02/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, những thành quả đạt được trong năm 2021 cho chúng ta niềm tin vững chắc để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng, tầm nhìn phát triển của Đảng, Nhà nước và phụng sự nhân dân.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: T.H

Quán triệt đường lối Đại hội XIII và các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác đối ngoại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân đã được triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ với các đối tác một cách đồng bộ, nhất là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà được triển khai linh hoạt, kết hợp sáng tạo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó đã củng cố lòng tin, tạo động lực cho phát triển quan hệ với nhiều đối tác, góp phần quan trọng củng cố cục diện đối ngoại ổn định, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tranh thủ được các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.

Việc thực hiện hiệu quả chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam. Đặc biệt là Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; phát huy các kết quả Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào xây dựng Cộng đồng ASEAN; trúng cử vào nhiều tổ chức đa phương có uy tín như Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC), Hội đồng Chấp hành UNESCO, Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU); cam kết có trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26; tích cực đóng góp tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng khác.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, cùng với quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại tiếp tục đóng góp vào bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

“Chúng ta đã kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán với các nước liên quan tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, giữ vững không khí hữu nghị, bảo vệ đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.

Lực lượng nòng cốt, xung kích

Công tác ngoại giao kinh tế đã triển khai mạnh mẽ, ngày càng thiết thực, hiệu quả. Dù chịu nhiều tác động, trở ngại của đại dịch Covid-19, hợp tác kinh tế với các đối tác vẫn được duy trì và mở rộng, nhất là gia tăng xuất khẩu, củng cố lòng tin cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác ngoại giao y tế, ngoại giao vắc-xin, tranh thủ được sự hỗ trợ rất kịp thời, hiệu quả của quốc tế cho phòng, chống dịch Covid-19 ở trong nước.

Ngoại giao văn hóa tiếp tục quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới. Vận động UNESCO công nhận mới 6 di sản/danh hiệu và tôn vinh 3 danh nhân Việt Nam.

Triển khai toàn diện, mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc; huy động sự ủng hộ quý báu của kiều bào ta cho phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển đất nước.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhiều nơi trên thế giới, công tác bảo hộ công dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả cả trong nước và nước ngoài. Năm 2021, chúng ta đã tổ chức khoảng 500 chuyến bay, đưa khoảng 120.000 công dân từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước an toàn. Đồng thời, đẩy mạnh bảo hộ ngư dân, tàu cá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ta ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, những kết quả quan trọng nói trên khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, sự ủng hộ, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn dân, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Trong thành tựu chung đó có đóng góp rất quan trọng của các cơ quan đối ngoại, mà ngành Ngoại giao là lực lượng nòng cốt, xung kích.

Dấu ấn của ngành Ngoại giao năm 2021 là tổ chức thành công Hội nghị Ngoại giao 31 để bàn về công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và của cả hệ thống chính trị. Ảnh: T.Anh

Nâng cao vị thế đất nước

Với thế và lực mới sau 35 năm đổi mới, cả nước ta đang ra sức phấn đấu với ý chí, quyết tâm cao thực hiện khát vọng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước theo đường lối Đại hội XIII của Đảng; ngành Ngoại giao với tư cách là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế đất nước.

Tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ đối ngoại; trong đó, trọng tâm là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công…

Kết hợp chặt chẽ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; tranh thủ tối đa các yếu tố quốc tế thuận lợi, các cam kết, thỏa thuận quốc tế, trong đó các FTA đã ký, nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài, kết hợp hiệu quả với các nguồn lực trong nước để phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, trước mắt, ngành Ngoại giao cùng các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phòng, chống dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại.

Sau rất nhiều khó khăn của đại dịch Covid-19, cùng nhìn lại năm 2021, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và với sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, chúng ta đã phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường để vượt qua khó khăn, thử thách.

Với khí thế mới, vận hội mới của đất nước trong năm 2022, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành Ngoại giao Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: NG Phát huy truyền thống nền ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: NG Phát huy truyền thống nền ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: NG Phát huy truyền thống nền ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: NG Phát huy truyền thống nền ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. Ảnh: NG Phát huy truyền thống nền ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Thích ứng linh hoạt và đột phá Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: T.H Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”; Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021; Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Thích ứng linh hoạt và đột phá Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: T.H Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”; Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021; Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Thích ứng linh hoạt và đột phá Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: T.H Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”; Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021; Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Thích ứng linh hoạt và đột phá Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: T.H Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”; Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021; Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Thích ứng linh hoạt và đột phá Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: T.H Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận định, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”; Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021; Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Bulgaria ngày càng được minh chứng rõ nét

Quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Bulgaria ngày càng được minh chứng rõ nét

(Thanh tra) - Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đỗ Hoàng Long cho rằng, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria và Phu nhân diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam-Bulgaria thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 có nhiều bước phát triển quan trọng.

T.Thanh

14:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm